Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Hệ thống ngân hàng toàn cầu đang bị đẩy đến "bờ vực"

Với sự chậm trễ của mình, người châu Âu đang đẩy hệ thống ngân hàng toàn cầu đến bên bờ vực.

Trong phim kinh dị, bạn biết điều gì đó tồi tệ sẽ xảy ra nếu một ai đó quyết định đi vào rừng ban đêm. Điều tương tự xảy ra trong ngành tài chính khi ông chủ một ngân hàng khăng khăng rằng tình hình tại ngân hàng của ông ta vẫn ổn.

Nhiều tuần nay, người đứng đầu các ngân hàng châu Âu liên tục khẳng định mọi việc tại ngân hàng họ vẫn ổn dù thực tế rằng việc có liên quan đến nhóm nước châu Âu đang gặp khó khăn với khủng hoảng nợ cản trở khả năng tiếp cận với nguồn tài chính của họ. Tiền gửi của các ngân hàng tại Ngân hàng Trung ương châu Âu đã lên mức cao nhất trong 15 tháng bởi các ngân hàng hạn chế cho vay lẫn nhau. Nỗi sợ khủng hoảng lây lan nay đã tác động cả đến Mỹ.

Trong tuần này, cổ phiếu ngân hàng Mỹ kéo thị trường Mỹ giảm điểm, chỉ số S&P 500 hạ hơn 20% so với mức đỉnh cao thiết lập vào tháng 4/2011. Giám đốc điều hành của Morgan Stanley mới đây đã phải gửi thư trấn an nhân viên rằng tình hình tài chính của ngân hàng hiện tốt hơn nhiều so với thời kỳ năm 2008 khi ngân hàng Lehman Brothers sụp đổ.

Các ngân hàng phương Tây không chỉ phải đối đầu với chỉ riêng vấn đề tại châu Âu. Cần phải kể đến một danh sách dài nhiều vấn đề khác nữa bao gồm tăng trưởng kinh tế kém, hàng loạt quy định mới và nhiều vấn đề rắc rối liên quan đến việc bong bóng nhà đất vỡ.

Dự thảo luật trừng phạt Trung Quốc về chính sách đối với đồng nhân dân tệ có thể coi như dấu hiệu cho thấy nước Mỹ không có quá nhiều cái để tự hào trên phương diện chính sách kinh tế. Tuy nhiên yếu tố đáng lo nhất vẫn là khu vực đồng tiền chung châu Âu: hàng loạt các vụ vỡ nợ sẽ gây ra sự phá hoại khủng khiếp, các ngân hàng châu Âu thiệt hại với số trái phiếu chính phủ mà họ đang nắm giữ, bất kỳ ai có liên quan đến các ngân hàng đều phải chịu thiệt.

Đầu năm 2011, khả năng cuộc khủng hoảng kiểu Lehman Brothers dường như khá xa xôi. Do lãnh đạo châu Âu liên tục thất bại từ đó đến nay, khả năng kịch bản năm 2008 trở lại đang trở nên gần hơn. Một lần nữa, chính phủ nhiều nước lại phải vào cuộc giải cứu các ngân hàng.

Trong tuần này, chính phủ Pháp và Đức khẳng định họ sẽ đảm bảo nợ cho ngân hàng Dexia, ngân hàng đã được giải cứu cách đây 3 năm nhưng hiện đang rất khó khăn để giải quyết số nợ chính phủ châu Âu đang nắm giữ.

Năm 2011 có trở thành một năm đáng sợ như năm 2008 hay không? Hoàn toàn không nên như vậy. Các nhà hoạch định chính sách chắc chắn sẽ không lặp lại sai lầm trước, đó là để một ngân hàng lớn sụp đổ. Những loại tài sản đang ở tâm điểm của cuộc khủng hoảng hiện nay dễ định giá hơn nhiều so với chứng khoán dưới chuẩn đã gây ra rắc rối trong khủng hoảng lần trước. Người ta cũng rõ ràng hơn về việc ai đang nắm giữ số trái phiếu chính phủ có vấn đề dù ngân hàng Mỹ cần minh bạch hơn về mối quan hệ của họ với châu Âu.

Các nhà hoạch định chính sách cũng nắm rõ về hướng giải quyết khủng hoảng tại khu vực đồng tiền chung châu Âu. Thứ nhất, tạo ra tường lửa xung quanh nhóm nước như Italy hay tây Ban Nha, dù thanh khoản vẫn tốt nhưng cần hỗ trợ tài chính để giải quyết các khoản nợ. Thứ hai, châu Âu cần phải tái cấp vốn lại hệ thống ngân hàng. Thứ ba, để cho Hy Lạp vỡ nợ theo một trật tự.

Vấn đề ở chỗ các nhà hoạch định chính sách châu Âu dường như thực thi chính sách không tốt. Đến tận tuần này, một số chính trị gia thừa nhận khả năng tái cơ cấu nợ của Hy Lạp một cách cứng rắn vẫn đang được bàn tới, một số nhà hoạch định chính sách khác loại bỏ khả năng vỡ nợ. Kết quả không thể tồi tệ hơn, khi tình hình đối với các ngân hàng nắm giữ nợ chính phủ Hy Lạp không được rõ ràng, kinh tế Hy Lạp sẽ tiếp tục phải chịu đựng chính sách thắt chặt chi tiêu một cách vô nghĩa lý.

Nhìn chung, sẽ chẳng có kế hoạch tái cấp vốn nào đủ để bảo vệ các ngân hàng khỏi hậu quả xấu nếu một số nước thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu vỡ nợ. Không còn điều gì quan trọng hơn việc lập “tường lửa” xung quanh Italy và Tây Ban Nha.

Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu thừa nhận cuộc khủng hoảng hiện nay tồi tệ nhất tính từ sau Chiến tranh thế giới thứ Hai nhưng tổ chức mà ông đang điều hành lại phản ứng rất chậm chạp.

ECB ngại ngần mua trái phiếu chính phủ và cũng không muốn củng cố khả năng này cho kênh bình ổn tài chính châu Âu (EFSF). Các chính trị gia đang muốn làm mạnh kênh bình ổn mà không phải phụ thuộc vào ECB.

Năm 2009, chính phủ các nước đã đứng ra làm chỗ dựa vững chắc cho các ngân hàng. Fed, Ngân hàng Trung ương ở tâm điểm của cuộc khủng hoảng, sẵn sàng làm mọi thứ để khôi phục niềm tin. Nay vấn đề nằm ở chính các chính phủ và ECB chỉ giúp đỡ hạn chế cũng như luôn đưa ra điều kiện. Thế giới đang phải xem một bộ phim kinh dị thực sự.

Nguồn tin: Economist

ĐỌC THÊM