Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Hoà Phát có thể nhận được ưu đãi gì tại dự án thép tỷ USD?

  Để tăng khả năng cạnh tranh với các dự án quy mô lớn đang triển khai Ban Quản lý khu kinh tế Dung Quất đã đề xuất cho Tập đoàn Hoà Phát được áp dụng thuế suất 10% trong thời hạn 30 năm thay vì 10% trong thời hạn 15 năm, miễn 4 năm và giảm 50% của 9 năm tiếp theo.

Ưu đãi gì cho siêu dự án tỷ USD?

Ban Quản lý khu kinh tế Dung Quất vừa có văn bản gửi các Bộ, ngành xin ý kiến về dự án đầu tư Khu liên hợp sản xuất gang thép của Tập đoàn Hoà Phát (mã HPG) tại Khu kinh tế Dung Quất.

Tại văn bản này, Ban Quản lý khu kinh tế cho biết, Tập đoàn Hoà Phát đã có văn bản chính thức đăng ký thay thế nhà đầu tư nước ngoài để tiếp tục đầu tư Khu liên hợp sản xuất gang thép trên khu đất thu hồi từ dự án nhà máy thép Guang Lian Dung Quất đang triển khai dở dang.

Dự án có tổng vốn đầu tư gần 3 tỷ USD với công suất 4 triệu tấn/năm, được chia làm 2 giai đoạn, mỗi giai đoạn có công suất 2 triệu tấn/năm thời gian hoạt động 70 năm.

Liên quan đến ưu đãi đầu tư cho dự án, Ban Quản lý khu kinh tế Dung Quất cho biết, về thuế thu nhập doanh nghiệp, theo quy định hiện hành, dự án Khu liên hợp sản xuất gang thép Hoà Phát Dung Quất đầu tư tại thời điểm này chỉ được hưởng ưu đãi áp dụng cho ngành nghề đầu tư, theo đó, thuế suất ưu đãi 10% trong thời hạn 15 năm, miễn 4 năm và giảm 50% trong 9 năm tiếp theo.

Tuy nhiên, đánh giá của Ban Quản lý cho biết, đây là dự án quy mô lớn, có vai trò quan trọng đối với phát triển Vùng và do doanh nghiệp trong nước đầu tư có khả năng cạnh tranh với các dự án quy mô lớn đang triển khai nên Ban quản lý khu kinh tế Dung Quất đề nghị áp dụng thuế suất 10% trong 30 năm.

Về đất đai, văn bản cho biết, theo quy định hiện hành, dự án chỉ được miễn tiền thuế thuê đất tối đa 18 năm (3 năm xây dựng và 15 năm theo chính sách ưu đãi hiện hành). Đối với phần đất sạch của dự án Guang Lian trước đây đã được Ngân sách Nhà nước bồi thường giải phóng mặt bằng khoảng 203,5 tỷ đồng, Tập đoàn Hòa Phát sẽ hoàn trả lại cho Ngân sách và được khấu trừ vào tiền thuê đất của dự án theo quy định.

Về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, báo cáo cho biết sẽ thực hiện theo quy định tại Nghị định 87 ngày 13/8/2010 Quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

Ngoài ra, cũng tại văn bản này, Ban Quản lý khu kinh tế Dung Quất cho biết về công nghệ, thiết bị, xử lý khí thải, chất thải rắn, nước thải phù hợp và đáp ứng các quy định tại Thông tư 03/2014/TT-BCT ngày 25/1/2014 quy định về công nghệ, thiết bị sản xuất gang, thép.

Về quy mô công suất, Ban Quản lý đánh giá quy mô công suất 4 triệu tấn/năm chia làm 2 giai đoạn cho dự án là phù hợp với năng lực, kinh nghiệm và khả năng thu xếp vốn để thực hiện dự án của Tập đoàn Hoà Phát và phù hợp với Quy hoạch phát triển hệ thống sản xuất và hệ thống phân phối thép giai đoạn đến 2020 có xét đến 2025.

Hoà Phát, Hoa Sen cũng “kế thừa” siêu dự án thép từng “đắp chiếu”

Như vậy, dự án này so với dự án “tiền thân” Guang Lian Dung Quất đã giảm quy mô công suất từ 5 triệu tấn/năm xuống còn 4 triệu tấn/năm (thời điểm ngày 10/3/2016) khi nhà đầu tư không chọn phương án tự nguyện chấm dứt hoạt động dự án mà có văn bản đệ trình quyết tâm và kế hoạch tái khởi động lại dự án với công suất nhà máy 5 triệu tấn/năm chia làm 2 giai đoạn với tổng vốn 2,2 tỷ USD.

Trước đó, tại dự án nhà máy thép Guang Lian chủ đầu tư đã có 5 lần đề nghị cấp giấy chứng nhận đầu tư, liên tục thay đổi quy mô, công suất, vốn đầu tư, tiến độ thực hiện dự án nhưng vẫn chưa thực hiện triển khai xây dựng hoàn thành các hạng mục giai đoạn 1 của nhà máy theo đúng Giấy chứng nhận đầu tư đã được cấp.

Có thời điểm dự án đã được điều chỉnh nâng công suất từ 5 triệu tấn/năm lên 7 triệu tấn/năm, thay đổi cơ cấu, chủng loại sản phẩm, tăng tổng vốn đầu tư từ 3 tỷ USD lên 4,5 tỷ USD, tăng vốn góp thực hiện dự án từ 600 triệu USD lên 900 triệu USD và tăng diện tích từ 478 ha lên 502 ha…

Mới đây, siêu dự án thép của Tập đoàn Hoa Sen (mã HSG) với tổng vốn đầu tư lên đến 10,6 tỷ USD cũng đã kế thừa dự án tổ hợp thép Vinashin - Lion đã từng được Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.

Trước đó, thời điểm tháng 9/2008, dự án tổ hợp thép Vinashin - Lion do Vinashin và Lion Group (Malaysia) làm chủ đầu tư được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng số vốn đầu 9,8 tỷ USD là dự án có vốn đầu tư FDI lớn nhất Việt Nam.

Cũng thời điểm này, siêu dự án đã được đặt rất nhiều kỳ vọng với mục tiêu xây dựng và vận hành khu liên hợp thép với công nghệ lò cao, lò chuyển oxy, lò tinh luyện, cán nóng và cán nguội, đề ra kế hoạch giai đoạn 2008-2011 sẽ hoàn thành tổ hợp nhà máy thép có công suất 4,5 triệu tấn thép cuộn cán nóng/năm.

Tuy nhiên, do khó khăn về tài chính trước tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu, dự án chậm triển khai và cuối cùng, Lion Group đã tuyên bố rút khỏi Dự án. Đầu năm 2011, Ninh Thuận đã rút chứng nhận đầu tư dự án này.

Nguồn tin: Bizlive

 

ĐỌC THÊM