Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

IMF: Kinh tế toàn cầu vẫn đang đối mặt với nguy cơ lớn từ châu Âu

IMF dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu 3,3% năm nay, giảm so với 3,8% trong năm 2011.

Kinh tế toàn cầu đang đối mặt với những nguy cơ suy thoái lớn khi quá trình hồi phục tiếp tục bị đe dọa bởi những căng thẳng tại khu vực đồng euro (eurozone), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết trong báo cáo chuẩn bị cho G20.

Tăng trưởng kinh tế thế giới sẽ giảm xuống 3,3% trong năm nay, từ mức 3,8% trong năm 2011, theo báo cáo chuẩn bị cho hội nghị các Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng G20 tại Mexico từ 25-26/2. Kinh tế eurozone được dự báo thu hẹp 0,5% trong năm nay, sau khi tăng trưởng 1,6% năm 2011.

Theo IMF, các hộ gia đình, doanh nghiệp và chính phủ trên khắp thế giới vẫn đang đứng trước nguy cơ đe dọa toàn cầu, có thể làm giảm cầu. Đe dọa ngày càng trầm trọng hơn do hệ thống tài chính dễ đổ vỡ, thâm hụt ngân sách cao, nợ và lãi suất thấp.

"Các nền kinh tế phát triển đang ghi nhận tăng trưởng yếu và khó khăn, phản ánh tác động để lại từ cả khủng hoảng và tình trạng lây lan từ châu Âu," báo cáo của IMF cho biết.

Các thành viên eurozone được hưởng lợi từ chương trình hỗ trợ tài chính nên bám sát những nỗ lực củng cố đã nhất chí. Những gì diễn ra tại eurozone cho thấy niềm tin thị trường có thể nhanh chóng biến mất, với hậu quả để lại là phá hủy tăng trưởng và ổn định tài chính.

Theo IMF, các nhà hoạch định chính sách Mỹ đã không đạt được tiến triển về kế hoạch điều chỉnh tài khóa trong trung hạn. IMF cũng cảnh báo Nhật Bản cần hỗ trợ quá trình hồi phục bằng việc thông qua các cải cách về thuế và an sinh xã hội.

Tăng trưởng tại các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển sẽ giảm xuống 5,4% trong năm 2012, từ mức 6,2% trong năm ngoái. Tăng trưởng tín dụng nhanh chóng đã khiến nhiều nền kinh tế mới nổi dễ bị tác động của những biến đổi bất ngờ về giá tài sản, những yếu điểm trong các nền kinh tế phát triển cũng được chỉ ra như một nguy cơ.

Ngoài ra, báo cáo của IMF cũng cảnh báo rằng cú sốc nguồn cung dầu tại Trung Đông có thể lớn nếu không được bù đắp bằng cách tăng nguồn cung ở đâu đó khác. Việc eo Hormuz, tuyến vận chuyển 1/5 lượng dầu của thế giới, bị phong tỏa sẽ dẫn tới nguồn cung dầu thế giới bị gián đoạn nhiều hơn.
 

Nguồn tin: Bloomberg

ĐỌC THÊM