Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Indonesia áp thuế chống bán phá giá với tôn lạnh Việt Nam

 Quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá từ 3,01 tới 49,2% đối với Việt Nam. Một số doanh nghiệp xuất khẩu lớn có mức thuế chống bán phá giá tương đối thấp như tôn Đông Á (3,01%), tôn Hoa Sen (5,34%)...

Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho biết vừa nhận được thông tin về việc Ủy ban chống bán phá giá Indonesia (KADI) công bố kết luận điều tra cuối cùng trong vụ việc điều tra chống bán phá giá đối với tôn lạnh có xuất xứ từ Việt Nam và Trung Quốc.

Theo đó, hàng hóa bị điều tra là thép mạ hợp kim nhôm kẽm (hay còn gọi là tôn lạnh), có mã HS: 7210.61.11, 7212.50.23, 7212.50.24, 7212.50.29, 7225.99.90, 7226.99.19 và 7226.99.99.

Cục Phòng vệ thương mại cho biết, trong thông báo KADI kết luận hàng hóa bị điều tra đã bán phá giá và gây ra thiệt hại đáng kể cho các ngành sản xuất tôn lạnh nội địa của Indonesia.

Do vậy, cơ quan này quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá từ 3,01 tới 49,2% đối với Việt Nam và từ 3,07% tới 55,43% đối với Trung Quốc. Một số doanh nghiệp xuất khẩu lớn của Việt Nam có mức thuế chống bán phá giá tương đối thấp như tôn Đông Á (3,01%), tôn Hoa Sen (5,34%).

Trước đó, tháng 8/2020, khi KADI ban hành kết luận sơ bộ tôn lạnh của Việt Nam đang bán phá giá và gây ra thiệt hại cho các công ty Indonesia, Cục Phòng vệ thương mại đã phân tích các tài liệu của KADI và trao đổi với các doanh nghiệp có quyền và lợi ích liên quan, sau đó đã gửi thư phản đối một số nội dung trong dự thảo kết luận của cơ quan này.

Cục Phòng vệ thương mại đã đề nghị KADI nên sử dụng các thông tin, dữ liệu do các doanh nghiệp Việt Nam cung cấp vì Việt Nam đã hợp tác đầy đủ với KADI trong quá trình điều tra. Đồng thời phản đối một số kết luận chưa phù hợp, chưa phản ánh đúng tình hình thực tế của doanh nghiệp Việt Nam, như vấn đề thuế giá trị gia tăng, sự trùng lặp trong tính toán… Các nội dung thiếu chính xác này đã dẫn tới biên độ bán phá giá cao và gây bất lợi cho doanh nghiệp Việt Nam.

Ngoài ra, Cục Phòng vệ thương mại cũng đề nghị KADI xem xét lại một cách thận trọng phương pháp tính toán, có tính tới tổng thể các yếu tố, bao gồm cả mức độ hợp tác cao nhất của doanh nghiệp Việt Nam, đảm bảo phù hợp với các quy định của WTO.

Nguồn tin: vnEconomy

ĐỌC THÊM