Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Kết quả xử lý hành vi gian lận thương mại đối với thép nhập khẩu

Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, ngày 9/4, Bộ Tài chính đã chủ trì cuộc họp với các Bộ Công Thương, Cục Tiêu chuẩn- đo lường- chất lượng (Bộ Khoa học- công nghệ), Hiệp hội Thép Việt Nam, Tổng cục Hải quan bàn bạc đưa ra biện pháp xử lý khẩn cấp đối với thép có hành vi gian lận thương mại. 

- Vừa qua xảy ra hiện tượng gần 29.000 tấn thép cuộn có hàm lượng nhỏ nguyên tố boron (Bo) khai là thép hợp kim nhằm lách luật, trốn thuế nhập khẩu vào Việt Nam. Giá nhập khẩu loại thép này rất thấp, cộng với việc được hưởng thuế ưu đãi 0% nên giá bán trong nước thấp hơn khoảng 1 triệu đồng/tấn so với thép thông thường (thép cuộn thông thường trước phải chịu thuế suất 12%, nay tăng lên 15%) tác động làm sản xuất thép cuộn trong nước đình đốn, rất nhiều công ty phải tiết giảm sản xuất, thậm chí dừng sản xuất, ảnh hưởng đến vấn đề thất nghiệp của nhiều lao động.
Theo ông Đinh Huy Tam- Tổng Thư ký Hiệp hội Thép Việt Nam: Cuộc họp giữa các cơ quan liên quan ngày 9/4 đã đưa ra kết luận và đề xuất các biện pháp tích cực nhằm xử lý và chống hiện tượng gian lận thương mại nói trên.
 
Các ý kiến trong cuộc họp nhất trí cho rằng, hiện tượng thép có hàm lượng nhỏ Bo không chỉ nhập vào Việt Nam mà ở cả một số nước Đông Nam Á. Vừa qua, tại cuộc họp của Hiệp hội thép Đông Nam Á, các nước đã đối thoại với Trung Quốc. Vì thế kết luận khẳng định, đây là hành vi gian lận thương mại và lợi dụng khe hở của pháp luật, khe hở trong những quy định để trốn thuế. Các ý kiến trong cuộc họp đề nghị:
 
Thứ nhất, Bộ Tài chính có văn bản chính thức báo cáo Thủ tướng Chính phủ, đồng thời kiến nghị với Bộ Khoa học- công nghệ lập tức có những sửa đổi cần thiết nhằm “bịt” những khe hở về tiêu chuẩn thép hợp kim. Ngoài thép chứa Bo cần đưa ra quy định phòng vệ đối với các trường hợp thép chứa các nguyên tố khác để gian lận thương mại.
 
Thứ hai, trong thời gian ngắn nhất, Bộ Tài chính sẽ có chỉ đạo gửi tất cả các Chi cục Hải quan áp thuế suất 15% đối với tất cả các loại thép cuộn nhập khẩu, bất kể nguồn gốc nào. Sau khi đã phân tích thành phần cơ- lý- hóa và mục tiêu sử dụng mới áp thuế. Cơ quan Hải quan sẽ tăng cường hậu kiểm sau thông quan. Nếu sau nhập khẩu thép cuộn dùng cho mục tiêu sử dụng sẽ áp thuế 15%, còn đối với nhu cầu chính đáng đưa vào chế tạo cơ khí, máy móc sẽ được hoàn thuế. Đồng thời, Bộ Tài chính sẽ ra một hướng dẫn giải thích về biểu thuế đối với hợp kim có chứa hợp kim hay các nguyên tố khác để trên cơ sở đó hướng dẫn áp thuế.
 
Thứ ba, Bộ Tài chính sẽ phối hợp với một số cơ quan có liên quan tiến hành thành lập đoàn kiểm tra, đi kiểm tra các đơn vị nhập khẩu thép cuộn, các cửa khẩu và cảng nhập loại thép này. Việc kiểm tra không chỉ giới hạn đối với thép cuộn chứa Bo mà cả thép que hàn. Vì thời gian qua, tổng lượng thép que hàn nhập vào Việt Nam lên gần 100.000 tấn, trong khi nhu cầu thực sự cho sản xuất que hàn chỉ cần 30.000 tấn. Điều đó có nghĩa là có một khối lượng lớn thép que hàn nhập vào đã “đi” vào các công trình xây dựng và sử dụng cho mục đích khác.
 
Như vậy, kể từ nay, các doanh nghiệp nhập khẩu thép có hàm lượng Bo cho mục đích sử dụng sẽ bị áp thuế 15%. Đối với các đơn vị đã nhập sẽ bị xem xét xử lý truy thu thuế.
 
Ông Tam cũng cho biết, mặc dù cuộc họp không bàn đến việc ngăn chặn một số lượng thép nhập khẩu từ ASEAN có hành vi gian lận thương mại nhưng nếu đã áp thuế 15% đối với các loại thép cuộn thì cũng phải áp mức thuế trên đối với thép có nguồn gốc từ ASEAN. Sau đó, nếu các đơn vị nhập khẩu giải trình đầy đủ nguồn gốc xuất xứ, đảm bảo đúng hàm lượng ASEAN là 40% (đáp ứng fromD) đơn vị nhập khẩu mới được hoàn thuế để hưởng thuế suất ưu đãi.
 
(Công Thương)

ĐỌC THÊM