Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

"Không doanh nghiệp thép nào có đủ năng lực đầu cơ!"

 

 

Dự thảo bắt buộc dự trữ thép vừa được Bộ Công Thương đề xuất và đang trong quá trình lấy ý kiến. Dưới đây là quan điểm của một trong những doanh nghiệp (DN) đầu ngành, đơn cử là CTCP Thép Việt, mà CTCP Thép Pomina là công ty con - chiếm khoảng 20% thị phần cả nước.

Xin chào ông, mới đây Bộ Công Thương vừa đưa ra Dự thảo bắt buộc dự trữ thép. Theo đó, mức dự trữ tối đa dự kiến là 10% và 3% - 5% lượng phôi thép mà DN nhập khẩu năm trước. Là một trong những doanh nghiệp thép, ông có ý kiến thế nào về Dự thảo này?

Ông Đỗ Duy Thái - Tổng giám đốc kiêm Chủ tịch HĐQT, CTCP Thép Việt: Theo tôi, Dự thảo này sẽ làm chậm bước tiến của ngành thép, vốn trong thời gian qua đã phát triển nhanh nhờ cơ chế thị trường. Hiện nay, Việt Nam có khoảng 31 công ty thép xây dựng hoạt động, tuy nhiên cung đang vượt quá cầu. Công suất cả nước là 9 triệu tấn/năm, trong khi đó nhu cầu chỉ khoảng 6,5 triệu tấn/năm. Vì vậy, thép là ngành có cơ chế thị trường cạnh tranh quyết liệt. Ngay cả Pomina, nếu đưa vào hoạt động nhà máy lớn nhất Đông Nam Á  là 1 triệu tấn, cũng chỉ chiếm 20% thị phần Việt Nam. Trên nguyên tắc, muốn chiếm độc quyền phải có trên 30%, thị trường ngành thép tại Việt Nam chưa có. Đây là một yếu tố thuận lợi để các DN cạnh tranh lành mạnh, nhưng nếu Dự thảo này được thông qua, rất có thể sẽ phá vỡ điều này.

Nếu DN thực hiện dự trữ bắt buộc sẽ được ưu đãi vay lãi suất ngân hàng thấp, hay giảm thuế đất khi đầu tư kho bãi. Bù lại, giá bán sản phẩm dự trữ phải thấp hơn 10% so với giá thị trường. Dự thảo này nếu được thông qua, có ảnh hưởng đến việc sản xuất và kinh doanh của DN?

Điều này làm tính cạnh tranh của ngành kém đi và sẽ ảnh hưởng không chỉ đến Pomina mà đến hầu hết các DN thép. Phải lưu ý rằng, đến 2015 thép Việt Nam phải cạnh tranh khốc liệt với thép Trung Quốc khi hiệp định Asean+1 bắt đầu có hiệu lực. Nếu áp dụng chính sách này, tôi e rằng đến lúc đó Việt Nam hoàn toàn không có khả năng cạnh tranh với thép Trung Quốc vì tính méo mó, xin cho và thiếu minh bạch.

Theo Bộ Công Thương, Dự thảo này hạn chế việc đầu cơ tích trữ của các DN thép và đưa đến ổn định giá lúc có diễn biến mạnh… Ông nhận định như thế nào về quan điểm này?


Thanh tra Nhà nước cũng đã nhiều lần làm việc về vấn đề đầu cơ; song trong những năm vừa qua, chưa bao giờ có kết luận cụ thể trường hợp nào vi phạm. Điều đó, theo tôi là hoàn toàn chính xác, vì đây là ngành không phải dễ đầu cơ. Nếu muốn thực hiện việc này phải cần số tiền quá lớn và không có DN nào đủ tiền, đủ năng lực để làm việc đó. Cộng với, đầu cơ cần yếu tố thời gian, trong khi thép tại Malaysia nhập vào Việt Nam chỉ mất 5 ngày; Trung Quốc thì 3 ngày; “ghim” hàng mà chưa kịp bán thì hàng của các nước đã về.

Hiện có hơn 50 DN thép hoạt động, chưa kể đến sản phẩm của Trung Quốc và Asean. Với tình hình cạnh tranh khốc liệt như vậy, định hướng phát triển của Thép Việt là gì?  

Năm qua, các DN trong ngành đã phải nỗ lực rất nhiều, vì ảnh hưởng chung của tình hình kinh tế, đặc biệt là biến động tỷ giá. Chính điện toán đã tạo nên một “cuộc cách mạng”, mang đến sự thay đổi mạnh mẽ trong 2 thập kỷ vừa qua của ngành thép Việt Nam (trang thiết bị tiên tiến nhất, với công nghệ được phục vụ bởi điện toán mới nhất). Những chương trình điện toán này đã giúp quá trình tự động hóa cao và sản phẩm thép của Việt Nam có thể cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Đó cũng là lý do Thép Pomina phải tiến hành thiết lập nhà máy 1 triệu tấn - chuẩn bị sẵn sàng cạnh tranh với thép Trung Quốc vào năm 2015. Đặc biệt, với công nghệ mới nhất này sẽ làm giảm quá trình tiêu hao năng lượng điện, dầu. Chẳng hạn, khi vận hành, nhà máy Pomina 1 triệu tấn chỉ tiêu hao khoảng 500 kwh/tấn, trong khi công nghệ cũ phải sử dụng 700 kwh/tấn.

Ngoài sự nỗ lực của DN để cạnh tranh và phát triển còn phụ thuộc vào bối cảnh chung - đó chính là những chính sách vĩ mô phải ổn định: Tỷ giá, lãi suất ngân hàng… những cái này thì DN không chủ động được.

Hiện nay, cung đã vượt cầu. Vậy tại sao Pomina vẫn quyết định đầu tư thêm một nhà máy nữa?

Tuy cung đã vượt cầu nhưng khi Asean+1, lãi suất bằng 0% thuế nhập khẩu, chúng ta sẽ phải cạnh tranh rất khốc liệt với thép Trung Quốc. Và nếu chúng ta không có những công nghệ tiên tiến hàng đầu thì chắc chắn sản phẩm của Việt Nam khó cạnh tranh nổi. Đó cũng chính là lý do chúng tôi vẫn quyết định đầu tư thêm nhà máy 1 triệu tấn, với công nghệ hiện đại hàng đầu. Khi nhà máy này ra đời, sẽ trở thành nhà máy lớn nhất Đông Nam Á - vượt qua cả nhà máy lớn nhất của khu vực hiện nay là Southern Steel của Malaysia với 700 ngàn tấn. Khi thực hiện mục tiêu này, Pomina phải “khai tử” chính các nhà mày nhỏ hiện thời của mình, song vì mục tiêu phát triển và cạnh tranh chúng tôi vẫn sẽ làm.

Như ông nhận định, ngành thép chịu tác động lớn từ yếu tố kinh tế và năm 2010, đồng nội tệ mất giá, lãi suất ngân hàng “leo thang”. Vậy DN giải quyết “bài toán” đó như thế nào, trong khi DN thép phụ thuộc vào nguyên liệu đầu vào phải nhập quá nhiều?


Dù lò cao hay lò điện các công ty thép Việt Nam đều phải nhập khẩu đầu vào là phế liệu hoặc quặng thép. Vì vậy, thép chịu rủi ro về tỷ giá rất lớn. Chúng tôi không thể có “bài toán” hoàn hảo nào cho rủi ro này, mà chỉ có thể hạn chế bằng việc: Khi tỷ giá lên cao, Pomina giảm công nợ cho khách hàng. Tuy nhiên, đó chỉ là một phần, chứ phần lớn đòi hỏi chính sách từ Nhà nước. 
 
Xin cảm ơn ông!


Nguồn tin: StockNews

ĐỌC THÊM