Tăng giá điện dưới góc nhìn khác lại chính là sức ép, cơ hội để các DN tiết kiệm và đổi mới công nghệ, sử dụng điện hiệu quả nhất.
Đảm bảo năng lượng được nhiều chuyên gia gọi là bài toán "hai đáp số" tức là nó phải giải quyết từ hai phía: tăng nguồn cung cấp và tiết kiệm từ người sử dụng. Trong khi nỗ lực tăng nguồn cung không thể theo kịp nhu cầu thì tiết kiệm điện đã được đặt ra nhưng không được sử dụng hiệu quả.
Công nghệ lạc hậu gây lãng phí
Lãng phí năng lượng trong sản xuất sử dụng kém hiệu quả và công nghệ lạc hậu đã trở thành một vấn đề nan giải. Một khảo sát gần đây tại hai trung tâm công nghiệp lớn của cả nước là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đã cho thấy đều đó.
Ở Hà Nội khảo sát trên 5 nhóm ngành trọng điểm tiêu thụ năng lượng trọng điểm của thành phố là vật liệu xây dựng; cơ khí, sản xuất thiết bị; dệt may, da giày; hóa chất; chế biến thực phẩm, đồ uống và thuốc lá cho thấy, dây chuyền công nghệ phần lớn lạc hậu và không đồng bộ, không được tự động hóa nên mức tiêu hao nhiên liệu khá lớn.
Trong khi đó, ở TP Hồ Chí Minh, khảo sát sơ bộ cho thấy, cho thấy, chỉ có 1% công nghệ sản xuất của các DN ở địa phương này đạt trình độ hiện đại, 51% công nghệ đạt trung bình khá và 48% là lạc hậu.
Nhìn vào kết quả này, các chuyên gia năng lượng khá buồn lòng khi đưa ra nhân xét công nghệ lạc hậu thì tiêu tốn năng lượng, giá thành sản phẩm cao, nguy cơ ô nhiễm môi trường luôn tiềm ẩn, hàng hóa thiếu sức cạnh tranh...
Trong khi đó, cuối năm 2010, Bộ Công Thương đã cung cấp con số so sánh cho biết, trong giai đoạn 1999-2006, sử dụng năng lượng ở nước ta đã tăng 12,4%/năm trong khi GDP chỉ tăng 7,2%. Năng lượng tiêu hao cho một đơn vị sản phẩm trong nhiều ngành công nghiệp của nước ta cao hơn nhiều so với các nước phát triển. Cường độ năng lượng trong công nghiệp của Việt Nam cao hơn Thái Lan và Malaysia khoảng 1,5- 1,7 lần. Tỉ lệ giữa tăng trưởng nhu cầu năng lượng so với tăng trưởng GDP của nước ta đến gần 2 lần, trong khi ở các nước phát triển, tỉ lệ này là dưới 1.
Ngành thép, là một trong những ngành tiêu tốn nhiều điện năng nhất. Một số chuyên gia về ngành thép đã từng thừa nhận, giá nhiên liệu rẻ chính là một trong những lý do hấp dẫn nhiều nhà đầu tư thép đến với Việt Nam trong thời gia qua. Đại diện Hiệp hội Thép cũng đã thừa nhận, tăng giá điện sẽ gây khó khăn cho ngành thép nhưng đó cũng là một biện pháp để loại bỏ các nhà máy thép có công nghệ lạc hậu. Thậm chí việc giá nhiện liệu điện, than, dầu rẻ và phần nào được bao cấp đã là nguyên nhân khiến ngành thép phát triển nhanh và thu hút nhiều dự án thép nước ngoài vào Việt Nam dù nước ta không có lợi thế nguyên liệu.
Hiện Việt Nam có trên 30 nhà máy thép thì chỉ có thì chỉ có 4 nhà máy có công nghệ hiện đại, 10 nhà máy dạng trung bình và hơ một nửa là công nghệ lạc hậu, tiêu tốn năng lượng khoảng gấp 2 lần công nghệ hiện đại. Với chi phí điện trong chế biến thép thì tăng giá điện chính là mới giúp các DN sớm chuyển đổi công nghệ.
Trong hoàn cảnh đó, các chuyên gia năng lượng cho rằng, đây là điều cực kỳ vô lý. Khi Việt Nam đang rất thiếu điện dù đã tăng cường đầu tư nguồn phát nhưng vẫn không thể đáp ứng được yêu cầu. Trong khi đó, một vế khác của bài toán năng lượng là sử dụng tiết kiệm lại chưa hiệu quả vì khu vực công nghiệp là nơi tiêu tốn nhiều năng lượng nhất lại đang khá lãng phí vì công nghệ kém hiệu quả.
Số liệu từ Bộ Công thương khẳng định, rất nhiều ngành hiện nay lãng phí và khả năng tiết kiệm rất cao như sản xuất xi măng, thép, sành sứ, đông lạnh... của nước ta có thể đạt trên 20%; lĩnh vực xây dựng dân dụng, giao thông vận tải có thể lên tới trên 30%; khu vực sinh hoạt và hoạt động dịch vụ tiềm năng tiết kiệm cũng không nhỏ. Một ví dụ được dẫn chứng cho thấy, để sản xuất 1m3 bia, các nhà máy của Việt Nam phải tốn từ 10-20m3 nước, 200-285 kWh điện, trong khi công nghệ tốt nhất được sử dụng tại một số nước Đông Nam Á hiện thời là 4-6m3 nước và 120 kwh điện.
Vì thế, tiết kiệm phải song hành và thậm chí phải coi trọng hơn cả cung cấp nguồn điện vì chi phí bỏ ra để tiết kiệm 1 kWh điện năng ít hơn nhiều so với chi phí đầu tư để sản xuất ra 1 kWh trong các nhà máy điện.
Sức ép đổi mới công nghệ
Việt Nam đã liên tục tăng giá điện theo lộ trình và chắc chắn sẽ còn tăng nữa vì so sánh cho thấy giá điện Việt Nam thấp. Giá điện thấp, Nhà nước gặp khó khăn trong cân đối thu chi và đảm bảo nguồn cung. Các doanh nghiệp được hưởng lợi đầu vào rẻ nhưng ngược lại cũng gặp không ít khó khăn khi không chịu đổi mới và nâng cao năng lực cạnh tranh. Đặc biệt, giá điện thấp, đã là một lý do DN phải khó khăn trong các cuộc đấu tranh chống bán phá giá,, Đó có thể là một lý do được đưa vào khi xme xét một nền kinh tế thị trường ở Việt Nam.
Vì thế, khi nói về tác động của giá điện, ông Nguyễn Tiến Thỏa, Cục trưởng Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính: giá điện, xăng tăng đương nhiên sẽ tác động đến giá thành sản phẩm và giảm lợi ích nhuận DN. Nhưng để tồn tại, DN buộc phải đổi mới công nghệ, sắp xếp sản xuất, tiết kiệm, chống lãng phí và nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng.
Trong các lựa chọn đó, đổi mới công nghệ để tiết kiệm năng lượng được cho là một làm nhiều lợi. Vì trong lộ trình phát triển của mình, Việt Nam đang dẫn vượt qua giai đoạn cạnh tranh bằng lợi thế giá rẻ bước sang giai đoạn cạnh tranh chấp lượng và hiệu quả. Do đó, đổi mới công nghệ là tất yếu để tăng cường năng suất lao động, tăng giá trị gia tăng... cạnh tranh tốt hơn. Đi kèm theo đó, đổi mới công nghệ sẽ mang lại lợi ích về tiết kiệm chi phí mà ai cũng thấy rõ. Kinh nghiệm cho thấy, đầu tư ban đầu có thể lớn nhưng hiệu quả sử dụng cao luôn mang lại lợi nhuận tốt cho DN.
Đối phó với tăng giá điện, bên cạnh việc thu hẹp sản xuất, tăng cường khai thác nhân công, tiết kiệm tiền lương hay những biện pháp ngắn hạn khác thì nhiều DN đã chọn cách đột phá là đổi mới công nghiê để giải quyết việc trước mắt cắt giảm chi phí điện và lâu dài là nâng cao năng lực cạnh trạnh của mình,
Chính vì thế, Công ty TNHH Tân Thế Kỷ (212 Tôn Đức Thắng - Đống Đa - Hà Nội) đã đầu tư kinh phí để thay đổi công nghệ nhằm giảm tiêu hao nhiên liệu. Bà Nguyễn Thanh Giang phó Giám đốc công ty cho biết: "Công ty đã đầu tư hơn 100 triệu USD nhập thiết bị hiện đại, tiết kiệm điện.
Trong khi đó, ông Trần Thanh Phương, Giám đốc Chi nhánh Hà Nội - Công ty Cổ phần Đại Đồng Tiến cho hay, đối phó với giá nguyên vật liệu đầu vào tăng, công ty vừa đầu tư một dây chuyền hiện đại trên để hạn chế tiêu hao năng lượng, cũng như tiết kiệm nguyên vật liệu.
Tuy nhiên, những năm qua, tốc độ đổi mới công nghệ Việt Nam còn thấp, vào khoảng 10% - 11%. Số liệu điều tra do Bộ kế hoạch Đầu tư và Tổ chức phát triển công nghiệp LHQ (UNIDO) tiến hành gần đây cho thấy, mức đầu tư đổi mới công nghệ của doanh nghiệp ở Việt Nam chỉ chiếm 0,2% - 0,3% doanh thu hàng năm trong khi con số này ở Ấn Độ 5%, Hàn Quốc 10%. Tỷ lệ nhập khẩu công nghệ, thiết bị mỗi năm của các nước đang phát triển chiếm gần 40% tổng kim ngạch nhập khẩu, nhưng ở Việt Nam tỷ lệ này mới 10% là chưa tương ứng khi chúng ta muốn đẩy nhanh công nghiệp hóa bằng phương châm đi tắt đón đầu.
Còn nhớ, khủng hoảng tài chính Châu Á 1998, một DN Việt Nam đã mua được trọn vẹn một nhà máy ô tô tải nhẹ hiện đại và giá rẻ từ Hàn Quốc; khủng hoảng tài chính 2008, Tập đoàn Kinh Bắc sang Thụy sỹ mua được một DN sản xuất đồng hồ có nhiều bí quyết cơ khí chính xác cao... Khó khăn là cơ hội chính là ở đó; khó khăn cũng là cơ hội khi nó tạo ra sức sép thúc đẩy sự đột phá và đổi mới. Kêu gọi nhiều, đã có nhiều chương trình hỗ trơ kỹ thuật và cả tín dụng để các DN đổi mới công nghệ, tiết kiệm điện năng nhưng xem ra hiệu quả chưa cao.
Tăng giá điện, bên cạnh những ảnh hưởng khiến DN khó khăn nhưng sẽ là một sức ép để DN biết tiết kiệm và đổi mới sản xuất để tiết kiệm.
Nguồn: VEF.VN