Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Khúc mắc việc cung ứng ngoại tệ tại ngân hàng

Thời điểm này, giá vàng và USD hạ nhiệt rồi nhảy vọt, và ngược lại theo từng ngày. Theo nhiều chuyên gia, lý do chính không chỉ bởi tác động của việc Ngân hàng Nhà nước mới tăng tỷ giá VND/USD lên gần 2,1% mà còn là tâm lý lo ngại tình hình “khát” USD sẽ tiếp diễn.

Chính vì vậy dẫn đến việc, doanh nghiệp và người dân muốn mua ngoại tệ tại các ngân hàng khi được phép vẫn gặp khó khăn.

Theo dự báo, quý 4-2010, diễn biến tỷ giá USD sẽ khá phức tạp bởi cung - cầu ngoại tệ có một số thay đổi nhất định do nhập siêu đã cao hơn gấp đôi cùng kỳ và còn tiếp tục tăng; nhu cầu vay ngoại tệ đang có xu hướng giảm do lãi suất VND giảm nhẹ, trong khi lãi suất ngoại tệ tăng lên; các hợp đồng vay đáo hạn khiến nhiều doanh nghiệp phải gom USD trả nợ…

Ông Nguyễn Văn Cường, Ngân hàng Commonwealth Bank cho rằng, điều đáng quan tâm nhất là việc ngay từ đầu năm đông đảo các doanh nghiệp đã gom USD do lãi suất thấp, nay đến dịp đáo hạn phải trả nợ ngân hàng sẽ khiến thị trường ngoại tệ thêm khắc nghiệt. Để giải tỏa vấn đề trên các doanh nghiệp có nguồn cung ứng USD lớn có bán ra hay găm lại ngoại tệ, tuy nhiên với việc Ngân hàng Nhà nước mới “nới rộng” tỷ giá VND/USD sẽ tác động mạnh lên việc các doanh nghiệp lớn sẽ tích cực “nhả” đồng USD ra.

Một vấn đề nữa là việc Ngân hàng Nhà nước “siết chặt” tình trạng mua bán ngoại tệ ở thị trường tự do, cấm việc mua bán ngoại tệ ở “chợ đen” dẫn đến việc, dẫu được phép nhưng doanh nghiệp lẫn người dân vẫn bị rơi vào tình trạng khó mua USD khi cần gấp tại ngân hàng. Còn ngân hàng cũng rơi vào trạng thái khan hiếm nguồn tiền USD để bán ra. Thực tế ngân hàng không phải là không có nhưng với các trường hợp cá nhân muốn mua USD sẽ bị từ chối nếu không thuộc diện ưu tiên như sinh viên đi du học, khách du lịch…

Nếu ra “chợ đen” mua thì phải chịu cái giá cao hơn và cũng không thể đường đường chính chính để quy đổi, mua bán. Ngân hàng Nhà nước kiểm soát gắt gao việc mua - bán ngoại tệ, đặc biệt là đồng USD, việc cấm mua bán USD tại “chợ đen” đã tạo điều kiện cho không ít kẻ trục lợi đầu cơ, đẩy giá đồng USD lên cao khiến giá USD trên thị trường tự do liên tục bị đẩy cao, biến động thất thường.
Vấn đề mua ngoại tệ tại các ngân hàng khi được phép vẫn gặp khó khăn là điều mà rất nhiều người gặp phải. Vấn đề này còn kéo sang các doanh nghiệp, lo ngược lo xuôi để thu mua khắp nơi mới đủ USD cho việc thanh toán tiền cho đối tác và các hợp đồng kinh tế, gây thiệt hại không ít cho các doanh nghiệp nhập khẩu.

Bà Hồng Phương, Ngân hàng Vietcombank nhìn nhận vấn đề này như sau: “Tỉ giá mua - bán của các ngân hàng là tỉ giá liên ngân hàng. Thực tế các ngân hàng phải tự cân đối nguồn ngoại tệ. Mà thực tế là tỉ giá “chợ đen” cao hơn khiến khách không vào bán cho ngân hàng. Việc này dẫn đến nguồn ngoại tệ trong ngân hàng khan hiếm thì làm sao có để bán cho khách hàng có nhu cầu. Hiện nay chúng ta đang kinh doanh ngoại tệ, vậy bắt buộc phải có chênh lệnh mới làm được; chưa hết việc phải chịu sự quản lý về ngoại hối của Nhà nước.

Chúng ta không có đầu vào thì không thể có đầu ra. Thực tế hiện nay, vào thời điểm này tỉ giá bên ngoài “chợ đen” và trong ngân hàng có sự chênh lệch không đáng kể, các doanh nghiệp lẫn tư nhân nên tự chuẩn bị nguồn ngoại tệ; còn ngân hàng chỉ làm các thủ tục để hợp pháp hóa nguồn ngoại tệ cho các doanh nghiệp chi trả nước ngoài”. Tiếp tục giải thích việc hiện nay chúng ta đã mạnh tay với việc mua bán ngoại tệ trái phép và ngoài “chợ đen”, bà Phương cho biết hiện nay chúng ta vẫn chỉ mạnh tay trên giấy tờ. Ai mua - bán bao nhiêu cũng đều được đáp ứng hết.

Không thể làm khác đi được bởi ngân hàng không có, chưa kể đến việc bị kiểm soát theo những chế tài đặc biệt; nếu không tồn tại “chợ đen” thì sẽ khó để có các khoản tiền để thanh toán quốc tế. Nhà nước không xuất ngoại tệ dự trữ thì người dân lẫn doanh nghiệp biết lấy đâu ra để chi trả mua - bán các khoản có yếu tố nước ngoài. Còn nếu Nhà nước xuất ngoại tệ thì cũng chẳng mấy chốc mà hết. Chúng ta vẫn giữ tâm lý “găm giữ” ngoại tệ mạnh và thanh toán bằng ngoại tệ mạnh để đảm bảo chỉ số an toàn nên nhu cầu ngoại tệ luôn rơi vào trạng thái khát khao.

“Người dân không bán ngoại tệ cho ngân hàng. Người dân cũng hạn chế gửi tiết kiệm USD tại ngân hàng. Trong khi lượng ngoại tệ trong ngân hàng rất có hạn dẫn đến việc không ít ngân hàng thương mại gặp khó khăn về nguồn USD; và lượng dự trữ ngoại hối của ngân hàng chỉ có hạn nên không thể đáp ứng được toàn bộ nhu cầu của người dân” - Ông Nguyễn Minh Đức, Công ty Kiểm toán PRG-Schultz UK Ltd cho biết - “Việc cung ứng USD của Ngân hàng Nhà nước cũng có hạn, chính vì vậy chỉ khi ngân hàng mua được USD từ khách hàng thì mới có thể bán lại cho người có nhu cầu.

Về cơ bản các ngân hàng có thể đáp ứng được nhu cầu ngoại tệ cho nhưng trường hợp cần thiết như khám chữa bệnh, sinh viên đi du học… còn lại phải tùy theo cân đối của từng ngân hàng. Nếu tất cả người dân đều bán USD cho ngân hàng thì chắc chắn sẽ có USD để đáp ứng nhu cầu của khách hàng”.

 

ĐỌC THÊM