Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Kiến nghị về hướng dẫn liên quan đến thép nhập khẩu

Hiệp hội DN Thành phố Hà nội (HBA) và Hiệp hội Phát triển hàng tiêu dùng VN (VACOD) thông qua VCCI thay mặt các DN hội viên của cả hai hiệp hội trong ngành sản xuất - kinh doanh thép phản ánh thực trạng khó khăn của các DN do việc áp dụng Thông tư 44/2013/TTLT-BCT-BKHCN.

Một số quy định không khả thi, bất hợp lý và thiếu tính thực tiễn:

Việc kiểm tra chất lượng thép nhập khẩu tại nguồn (tại nước xuất khẩu) theo qui định tại Khoản 3 điều 6 của thông tư là không khả thi, gây lãng phí, tốn kém cho Nhà nước và DN. Thông tư qui định: Bộ Công Thương chủ trì thành lập đoàn ra nước ngoài kiểm tra bao gồm: đại diện Bộ Công thương: 2 người, Bộ KHCN: 1 người, tổ chức đánh giá sự phù hợp: 1 người. Câu hỏi đặt ra là: vậy cụ thể đoàn sang đó sẽ làm gì?, sẽ kiểm tra chất lượng thép như thế nào ở nước ngoài? Vì nếu kiểm tra thành phần hóa học và tính chất cơ lý của thép cần phải là những chuyên viên thử nghiệm lành nghề, có chứng chỉ hành nghề mới làm được và mới được phép làm; mặt khác cần phải có phòng thí nghiệm với các phương tiện, thiết bị hiện đại thì đoàn lấy ở đâu? Còn nếu chỉ sang để cắt mẫu rồi thuê cơ sở thử nghiệm tại nước ngoài kiểm tra hoặc mang mẫu về trong nước để kiểm tra thì chi cần 1 người của tổ chức đánh giá sự phù họp là đủ, cần gì phải đi tới 4 người cho tốn kém? Nếu chỉ sang để thu thập các số liệu về sản phẩm của nơi sản xuất thép thì hoàn toàn không cần thiết vì có thể ngồi ở nhà vẫn có được điều đó thông qua mạng internet hoặc trực tiếp giao dịch qua thư, thư điện tò.

Việc kiểm tra chất luợng thép nhập khẩu theo từng lô hàng hóa: quy định hàng hóa phải có kết quả giám định hợp chuẩn, hợp quy mới được thông quan là bất hợp lý vì sẽ gây ách tắc nghiêm trọng cho hoạt động của DN cũng như của các cảng. Khi hàng nhập khẩu về DN phải chuẩn bị các hồ sơ, thủ tục gửi cơ quan giám định chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy; hàng phải nằm đắp chiếu tại cảng để chờ cơ quan giám định cử người xuống cắt mẫu đưa đi thử nghiệm mà tối thiểu 10 ngày (theo qui định) mới có câu trả lời, còn tối đa chưa biết bao lâu. Đến khi có kết luận là hàng hợp chuẩn, hợp quy thì hàng mới đuợc thông quan và DN mới đuợc đưa đi bán hoặc sử dụng. Qui định này đã gây ra thiệt hại rất lớn cho DN, vì các chi phí phát sinh: lưu kho bãi, bốc xếp hàng tăng, tiền lãi vay ngân hàng tăng. Mỗi lô hàng có giá trị ít nhất cũng hàng chục tỷ đồng, tiền thuế đầu vào DN đã phải nộp ngay khi hàng về, trong khi đó hàng không lấy được để bán để thu tiền về, cơ hội thị trường có thể bị mất... gây ra thiệt hại rất lớn và sự rủi ro cho DN. Để giải quyết vấn đề này, đề nghị áp dụng cơ chế hậu kiểm chất lượng thép đối với tất cả các DN lần đầu nhập khẩu thép và những DN chưa từng mắc lỗi khai báo sai trong lần/những lần nhập khẩu trước đó; đưa ra chế tài xử phạt nặng đối với các DN khai báo sai (kể cả sau khi hàng hóa đã được bán hoặc sử dụng), và các DN này sẽ phải chịu chế độ kiểm tra trước khi thông quan cho một lần/ những lần nhập khẩu tiếp theo (tùy theo mức độ nghiêm trọng của sai phạm).

Việc kiểm tra 100% theo lô hàng nhập khẩu là không khả thi vì trong thực tế, một lô hàng hóa nhập khẩu của DN thường có nhiều loại hàng, mẫu mã, qui cách khác nhau, thậm chí trong cùng một loại (ví dụ thép cuộn) cũng bao gồm hàng trăm cuộn/ kiện nhỏ. Một ngày riêng cảng Hải Phòng cũng có cả trăm lô hàng như vậy. Vậy nếu cắt mẫu thử nghiệm 100% liệu cơ quan giám định và hải quan sẽ bắt DN phải chờ đợi bao lâu mới có thể được thông quan? Và không biết DN liệu có thể chịu nổi các chi phí phát sinh tăng hay không hay buộc phải phá sản?

Quy định tại mục c, khoản 4, điều 6: "Đối với một số loại hàng như thép cuộn, tấm dầy, thép hình... tổ chức, cá nhân nhập khẩu thép phải ghi rõ trong hợp đồng mua bán với nhà sản xuất về việc có một phần thép dư đủ để lấy mẫu thử nghiệm... ”, điều này là thiếu thực tế bởi mỗi cuộn/tấm/cây thép đã có quy cách, kích thước, khối lượng nhất định từ nơi sản xuất (phụ thuộc vào kích thước phôi tiêu chuẩn). Nhà cung cấp không thể tăng thêm một lượng nào đó để phục vụ cắt mẫu. Đối với hàng đặt mới, nhà sản xuất cũng không thể chấp nhận điều này bởi liên quan đến việc phải thay đổi kích thước tiêu chuẩn của phôi.

Nguồn tin: DĐ DN

ĐỌC THÊM