Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Kim ngạch xuất nhập khẩu Thái Lan và Việt Nam đạt 5,2 tỷ USD

 Tính đến hết tháng 4/2018, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước đạt 5,2 tỷ USD, tăng 19,76% so với cùng kỳ năm 2017. Thái Lan là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong ASEAN.

Thái Lan là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong ASEAN. (Ảnh: Vietnam Export)

Theo Vụ thị trường Châu Á- Châu Phi của Bộ Công Thương, kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam-Thái Lan trong năm 2017 đạt gần 15,3 tỷ USD, tăng 21,9% so với năm 2016. Trong đó, xuất khẩu của Việt Nam sang Thái Lan đạt gần 4,8 tỷ USD, tăng 29,7% so với năm 2016, nhập khẩu của Việt Nam từ Thái Lan đạt gần 10,5 tỷ USD, tăng 18,6% so với năm 2016. Việt Nam nhập siêu từ Thái Lan khoảng 5,7 tỷ USD, tăng 10,7% so với năm 2016.

Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Thái Lan trong năm 2017 gồm: điện thoại các loại và linh kiện (1.231 triệu USD, tăng 72%); máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (479 triệu USD, tăng 15,5%); dầu thô (445 triệu USD, tăng 182%); phương tiện vận tải và phụ tùng (333 triệu USD, tăng 3,9%); máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng (331 triệu USD, tăng 10,5%); thủy sản (246 triệu USD, tăng 1,4%).Việt Nam đứng thứ 12 trong các nước và vùng lãnh thổ xuất khẩu vào Thái Lan, nước này chủ yếu nhập khẩu từ Trung Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Malaysia, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, Indonesia, các Tiểu vương quốc Ả Rập, Đức, Ả Rập Xê út và Việt Nam.

Các mặt hàng nhập khẩu chính của Việt Nam từ Thái Lan trong năm 2017 gồm: sản phẩm điện gia dụng và linh kiện (882 triệu USD, giảm 7,1%); máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng (904 triệu USD, tăng 11,3%); xăng dầu các loại (941 triệu USD, tăng 44,7%); hàng rau quả (857 triệu USD, tăng 109%); ô tô nguyên chiếc (703 triệu USD, tăng 8,9%); chất dẻo nguyên liệu (654 triệu USD, tăng 21,5%); máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (632 triệu USD, tăng 58,7%).

Tính đến hết tháng 4/2018, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước đạt 5,2 tỷ USD, tăng 19,76% so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sang Thái Lan đạt trên 1,7 tỷ USD, tăng 23,5%; kim ngạch nhập khẩu từ Thái Lan đạt gần 3,4 tỷ USD, tăng 16,4% so với cùng kỳ năm 2017.

Một số mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn bao gồm: điện thoại các loại và linh kiện (đạt 476 triệu USD, tăng 40,4%); máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (đạt 142 triệu USD, giảm 19%); dầu thô (đạt 99 triệu USD, giảm 15%), máy móc thiết bị phụ tùng (đạt 121,5 triệu USD, tăng 19%), thủy sản (đạt 84 triệu USD, tăng 19,4%); phương tiện vận tải và phụ tùng (đạt 120,5 triệu USD, tăng 21%); sản phẩm từ sắt thép (đạt 100,7 triệu USD, tăng 106%); sắt thép các loại (đạt 67,4 triệu USD, tăng 39,1%).

Một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Thái Lan sang Việt Nam gồm: trái cây (203 triệu USD, tăng 28,3%), hàng điện gia dụng (413,9 triệu USD, tăng 14,7%), máy móc thiết bị và dụng cụ (đạt 272,8 triệu USD, tăng 2%), máy vi tính và sản phẩm điện tử linh kiện (đạt 225 triệu USD, tăng 47,4%), xăng dầu các loại (đạt 249,5 triệu USD, tăng 142,2%), chất dẻo nguyên liệu (đạt 266,5 triệu USD, tăng 43,8%).

Kim ngạch nhập khẩu từ Thái Lan tăng do các nguyên nhân: Việt Nam thực hiện lộ trình giảm thuế theo ATIGA, hàng Thái có sức cạnh tranh mạnh về chất lượng và giá cả, nhiều mặt hàng thuộc các thương hiệu danh tiếng đầu tư tại Thái Lan.

Thái Lan thực hiện nhiều chương trình xúc tiến thương mại tại Việt Nam, đầu tư FDI tại Việt Nam của doanh nghiệp Thái, nhiều sản phẩm nhập khẩu là đầu vào sản xuất của nước ta, sự dịch chuyển nguồn nhập khẩu, Thái Lan đầu tư mạnh mẽ vào kênh phân phối tại Việt Nam và hoạt động xuất khẩu hàng Việt Nam sang Thái còn nhiều hạn chế.

Tuy nhiên, kim ngạch nhập khẩu ô tô nguyên chiếc từ Thái Lan mới chỉ đạt 117 triệu USD, giảm 47% so với cùng kỳ năm trước (219,5 triệu USD) do phía Thái Lan cần hoàn thành các thủ tục nhập khẩu theo quy định của Nghị định 116/2017/NĐ-CP của Chính phủ.

Nguồn tin: Công luận

ĐỌC THÊM