Bất động sản là lĩnh vực có vai trò quan trọng với nền kinh tế. Ảnh: Dũng Minh
(ĐTCK) Bất động sản với ngành xây dựng, vật liệu xây dựng giống như mối quan hệ cộng sinh và hiện nay, khi bất động sản bắt đầu sôi động, thì thị trường vật liệu xây dựng, xây dựng cũng vào mùa kinh doanh.
Dọc tuyến đường Cát Linh, Trường Chinh (Hà Nội), hàng trăm cửa hàng bán vật liệu xây dựng như thép, gạch men, ngói, thiết bị vệ sinh, sân vườn tiểu cảnh, nhà bếp… bắt đầu tấp nập người ra vào.
Chị Thu, chủ Cửa hàng Vật liệu xây dựng Quang Thu, chuyên bán gạch Coto Hạ Long, gốm đá các loại và sân vườn, tiểu cảnh ở 34 Cát Linh cho biết: “Hiện nay, khách mua bắt đầu nhiều hơn, tỷ lệ người đến xem hàng, lấy mẫu quay lại mua sản phẩm đã tăng dần”.
Tương tự, anh Phạm Văn An, chủ một cửa hàng bán gạch men ở đường Trường Chinh chia sẻ: “Sau mấy năm đói kém do bất động sản đóng băng, việc làm ăn đã tốt dần lên từ năm ngoái đến nay. Làm nghề này, phải nhìn vào kinh doanh nhà đất mà tính thôi. Thị trường bất động sản ‘hắt hơi’ là tất cả các cửa hàng vật liệu xây dựng ở con đường này đều ‘sổ mũi’. Không có dự án, không có người mua nhà, đồng nghĩa với sự vắng khách của các cửa hàng này. Xây dựng nhà của người dân thì cũng chỉ mức độ nhỏ không đáng kể”.
Chia sẻ của 2 chủ cửa hàng vật liệu trên phản ánh hình ảnh sống động cho mối liên kết giữa thị trường bất động sản đến các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế.
Chính vì vậy, sự phát triển của bất động sản đã kéo theo hàng trăm ngành nghề khác có cơ hội tăng trưởng. Thậm chí, một số ngành có vẻ không liên quan nhiều đến bất động sản như hội họa, điêu khắc…, cũng có thể bị tác động bởi “sức khỏe” của bất động sản.
PGS.TS Đỗ Đức Định, Chủ tịch Hội đồng khoa học Trung tâm Nghiên cứu kinh tế xã hội Việt Nam nhận định: “Bất động sản phát triển sẽ là đầu mối kéo theo hàng loạt ngành công nghiệp có cơ hội phát triển theo như sắt, thép, xi măng, thiết kế xây dựng… Đi kèm với bất động sản còn phải có giao thông.
Như vậy, bất động sản đã khiến các ngành công nghiệp có cơ hội phát triển, nhưng điều quan trọng là những ngành đi theo ấy có tận dụng được hay không. Thực tế, nếu không có những tòa nhà, những công trình quy mô lớn thì sắt thép, xi măng, gạch, kính, nội thất, thiết kế, thiết bị gia dụng… cũng mất đi cơ hội phát triển”.
Bằng chứng là từ năm 2011, khi thị trường bất động sản “đóng băng”, đã khiến nhiều ngành khác “chết” theo. Đơn cử, như ngành thép đã bị tác động mạnh bởi thị trường bất động sản “ốm yếu” trong nhiều năm liền. Khó khăn của năm 2011 đã khiến 5 - 6 doanh nghiệp ngành thép phá sản và nhiều doanh nghiệp khác rơi vào tình trạng “chết lâm sàng”.
Sang 2012, bất động sản bắt khởi sắc hơn, nhưng vẫn chỉ cầm chừng. Nhu cầu thép không tăng trưởng, sức tiêu thụ thấp khiến nhiều doanh nghiệp ngành thép có lượng hàng tồn kho tăng cao, hầu hết phải cắt giảm sản xuất. Trong 2012, sản lượng sản xuất thép xây dựng đã giảm hơn 10% trong khi tiêu thụ giảm 17%.
Phải đến 2015-2016, khi thị trường bất động sản dần có dấu hiệu phục hồi, thì sức sống mới trở lại với ngành thép và các ngành nghề liên quan khác.
Bên cạnh đó, khi bất động sản “đóng băng”, thì nhiều nhà máy xi măng cũng gặp khó khăn như Xi măng Hoàng Mai, Xi măng Tam Điệp, Xi măng Thái Nguyên và Xi măng Đồng Bành… Từ đầu năm 2015 đến nay, nhờ thị trường bất động sản có nhiều tín hiệu khởi sắc nên nhiều doanh nghiệp xi măng cũng thoát khỏi cơn “vận hạn”.
Chia sẻ với Báo Đầu tư Bất động sản, ông Nguyễn Trần Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam nhận định: “Cùng với việc đẩy mạnh đầu tư hạ tầng giao thông, hiện nay cả nước có hơn 800 khu đô thị mới đang được quy hoạch kéo theo nhu cầu lớn về vật liệu xây dựng tạo đà cho ngành này phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.
Mặc dù tăng trưởng kinh tế không có nhiều đột biến, nhưng riêng trong lĩnh vực đô thị, hạ tầng và nhà ở sẽ kéo theo sự phát triển của ngành vật liệu xây dựng, giúp thị trường này phát triển lạc quan với tăng trưởng khoảng 10%/năm”.
Nước lên - thuyền lên
Trên thị trường chứng khoán, sự phát triển của thị trường bất động sản giúp giá nhiều cổ phiếu của ngành này tăng mạnh kể từ đầu năm đến nay. Chẳng hạn DXG tăng 70%, NVL tăng hơn 15% kể từ khi chào sàn, HDG tăng 19%, VPH tăng 90%...
Đà tăng mạnh không chỉ với nhóm cổ phiếu bất động sản, mà còn đến với nhóm cổ phiếu xây lắp, vật liệu xây dựng như sắt thép, xi măng, gạch men...
Đơn cử, cổ phiếu HBC của Công ty cổ phần Xây dựng và Kinh doanh địa ốc Hòa Bình tăng tới hơn 86% kể từ đầu năm tính đến phiên cuối tuần qua. Lý do cổ phiếu này tăng mạnh đến từ việc Công ty có kết quả kinh doanh ấn tượng khi doanh thu năm 2016 tăng gấp 2 năm 2015, lợi nhuận sau thuế tăng gần 600%. Có được kết quả này là do Công ty đã trúng thầu thi công các dự án của những “ông lớn” bất động sản và có chỗ đứng ở thị trường ngoại quốc.
Hay một tên tuổi khác trong lĩnh vực xây dựng là Công ty cổ phần Xây dựng Coteccons (CTD) cũng có kế quả kinh doanh tốt. Cụ thể, năm 2016, CTD đạt doanh thu 20.782 tỷ đồng, tăng 52% so với năm trước, lợi nhuận sau thuế cũng tăng mạnh 94%, lên 1.422 tỷ đồng. Kết quả kinh doanh ấn tượng này cũng giúp giá cổ pheieus CTD tăng gần 15% kể từ đầu năm, hiện đang ở mức giá 209.400 đồng/cổ phiếu (kết thúc phiên 31/3).
Coteccons cũng chính là đối tác của những chủ đầu tư bất động sản lớn. Và cứ mỗi lần Công ty công bố trở thành nhà thầu cho các dự án của các ông lớn bất động sản, thì cổ phiếu CTD lại tăng…
Theo báo cáo phân tích của Công ty Chứng khoán MB (MBS), tốc độ tăng trưởng ngành xây dựng có sự tương quan chặt chẽ với sự phát triển của thị trường bất động sản.
Theo MBS, kể từ khi nền kinh tế hồi phục, tốc độ tăng trưởng ngành xây dựng đạt bình quân khoảng 4,4%/năm trong giai đoạn 2013 - 2015. Chính sự hồi phục và triển vọng khả quan của thị trường bất động sản, tăng nhanh của mức độ đô thị hóa…, là những yếu tố khiến thị trường xây dựng dân dụng phát triển hơn trong giai đoạn 2016 - 2017.
Chia sẻ với Báo Đầu tư Bất động sản, ông Nguyễn Đình Hùng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tổ chức triển lãm quốc tế xây dựng Vietbuild nhận định: “Việt Nam là nước đang trên đà phát triển, nên nhu cầu về hiện đại hóa đô thị rất cao. Các khu công nghiệp ra đời nhiều, nhiều dự án mọc lên. Cùng với đó, với tiềm năng du lịch lớn, bất động sản nghỉ dưỡng cũng phát triển mạnh…
Sự phát triển của thị trường bất động sản giúp thị trường vật liệu xây dựng có nhiều sân chơi, tạo điều kiện tốt cho các nhà sản xuất lĩnh vực này phát triển”.
Như vậy, thị trường bất động sản có hiệu ứng lan tỏa đến nhiều ngành công nghiệp, dịch vụ khác nhau của nền kinh tế. Ngoài tạo lập nhà ở cho người dân, tăng nguồn ngân sách cho Nhà nước, lĩnh vực bất động sản còn có vai trò quan trọng, kéo
Nguồn tin:baomoi.com