Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Kinh tế châu Á: Đầu tàu lôi kéo kinh tế thế giới

Tuy vẫn còn gặp phải một số khó khăn cơ cấu, nhưng kinh tế châu Á vẫn là đầu tàu lôi kéo kinh tế thế giới ra khỏi cơn khủng hoảng.

Trả lời phỏng vấn của báo “Văn Hối” Hong Kong, Chủ quản Kinh tế khu vực Petya Koeva Brooks thuộc Ban nghiên cứu kinh tế thế giới của IMF cho biết kinh tế toàn cầu đã có dấu hiệu phục hồi, nhưng chưa rõ nét và thị trường tiền tệ vẫn tiềm ẩn một số vấn đề.

Tuy đã nâng tốc độ tăng trưởng GDP thế giới năm 2010 thêm 0,2% so với dự báo trước đây lên 4,8%, nhưng IMF lại hạ 0,7% dự báo tăng trưởng của kinh tế Mỹ so với dự kiến trước đây, xuống còn 2,6%. Các nước đang phát triển, nhất là ở Khu vực Châu Á, trong đó có Ấn Độ, Trung Quốc vẫn giữ mức tăng trưởng cao từ 9,6% tới 10,5% và có thể nói rằng kinh tế Châu Á vẫn năng động, là đầu tàu lôi kéo kinh tế thế giới phục hồi. Theo đánh giá của IMF, tăng trưởng GDP năm 2011của các nước phát triển có thể chỉ đạt 2,2%, tức giảm 0,2% so với năm 2010 trong khi các nước đang phát triển ở Châu Á vẫn duy trì được đà tăng trưởng cao.

Bà Petya Koeva Brooks cho biết các nước đang phát triển hiện ra sức kích cầu trong nước, giảm mức độ phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng đáng tiếc là các nước phát triển lại không đẩy mạnh được sản xuất trong nước để tạo đà xuất khẩu, làm cân bằng tốc độ tăng trưởng kinh tế giữa các nước. Đây là mâu thuẫn cản trở kinh tế thế giới phục hồi, bởi vậy các nước cần giải quyết mâu thuẫn này để kinh tế thế giới trở lại quỹ đạo phát triển bền vững. Petya Koeva Brooks hoan nghênh quyết định vừa qua của IMF về tăng tỷ lệ đại diện của các nước đang phát triển tại IMF và WB, bởi vì các nước đang phát triển, nhất là cho châu Á hiện là nhân tố thúc đẩy kinh tế thế giới phục hồi.

Tờ “Financial Times” của Anh ngày 27/10 cho biết trong khi các nước phát triển chỉ được tăng trưởng GDP 1- 2%, GDP của các nước Châu Á (trừ Nhật Bản) từ tháng 4/2009 tới tháng 6/2009 vẫn đạt mức tăng trưởng 9%, giá trị sản lượng công nghiệp tăng vọt tới 25%. Hiện nay, một số nhà kinh tế thế giới cho rằng kinh tế châu Á chưa “ngấm đòn” khủng hoảng và năm 2011 sẽ là năm then chốt, năm bản lề đối với việc châu Á có thể tiếp tục duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế ngoạn mục như thời gian qua hay không? Không ít doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp xuất nhập khẩu, hiện đang gặp phải môi trường quốc tế khó khăn do các nước phát triển hạn chế nhập khẩu. Swiss Bank dự đoán trong tháng 1/2011, tăng trưởng giá trị công nghiệp châu Á có thể chỉ ở mức 3,5% - 4%, thấp hơn mức 6,1% của tháng 1/2010. Một số nước có GDP tăng trưởng cao như Ấn Độ, Trung Quốc hiện đang gặp phải nhiều vấn đề nan giải và rủi ro đang tăng lên. Trưởng ban nghiên cứu kinh tế Châu Á của ngân hàng HSBC nói kinh tế châu Á đang vấp phải những vấn đề khó khăn như vốn lưu động dư thừa, tiền nóng tràn vào, tỉ giá đồng tiền so với các nước phát triển tăng lên và tình trạng lạm phát có chiều hướng gia tăng, qua đó làm cho xuất khẩu giảm sút. Nhưng về tổng thể, các nhân tố có lợi như kinh tế ổn định, nhu cầu trong nước tăng lên đang trở thành trụ cột giữ cho GDP của châu Á tiếp tục tăng trưởng.

Theo tờ Le Figaro của Pháp, hầu hết các chuyên gia kinh tế đều cho rằng kinh tế châu Á vẫn đóng vai trò là đầu tàu lôi kéo kinh tế thế giới phục hồi. Tuy nhiên các nước châu Á cần cảnh giác và hết sức lưu ý tới tình trạng lạm phát và “tiền nóng” đang tràn vào. Những nhân tố này có thể cản trở đáng kể tăng trưởng kinh tế. Cho dù có những nhân tố bất lợi, nhưng năm 2011 kinh tế Châu Á (trừ Nhật Bản) vẫn giữ mức tăng trưởng cao trong khi Mỹ và các nước phát triển vẫn phải tiếp tục ì ạch leo dốc.

Nguồn: Tamnhin

ĐỌC THÊM