Khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã trải qua thời kỳ tăm tối nhất, nhưng viễn cảnh phục hồi kinh tế toàn cầu vẫn còn nhiều điều bất xác định. Cho đến nay, kinh tế châu Á - tiên phong trong tiến trình phục hồi kinh tế toàn cầu, ít nhất trong năm nay (2010) vẫn giữ được vị trí này. Ngoài ra, các chuyên gia kinh tế còn dự đoán rằng, kinh tế châu Á vẫn sẽ là một khu vực có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất. Tuy nhiên, trước những dự đoán lạc quan về nền kinh tế châu Á, các nhà nhận định cũng cảnh báo thêm, châu Á cần phải chú ý tới những rủi ro tiềm ẩn.
Từ khía cạnh ngắn hạn cho thấy, rủi ro lớn nhất mà nền kinh tế châu Á sẽ phải đối mặt chính là việc nắm bắt thời cơ thu hồi các chính sách kích thích kinh tế. Kinh tế châu Á phục hồi sớm nhất chủ yếu là do được hưởng lợi từ các gói kích cầu của chính phủ, một khi các gói kích thích kinh tế bị thu hồi, tiến trình phục hồi có thể tiếp tục kéo dài hay không vẫn còn là một ẩn số.
Chính sách kích thích kinh tế rốt cuộc khi nào mới có thể được phép thu hồi không chỉ phụ thuộc vào sự phán đoán về viễn cảnh phục hồi kinh tế, mà còn phải dựa vào sự phán đoán bản thân các chính sách có thể tiếp tục được thi hành hay không. Do kích thích kinh tế với quy mô lớn, rất nhiều nền kinh tế của các nước châu Á đang phải đứng trước những dự báo về tình trạng lạm phát và sức ép nguy cơ bong bóng tài sản.
Áp lực lạm phát của Ấn Độ và Việt Nam là nổi bật hơn cả. Việt Nam đã bước vào hàng ngũ những quốc gia nâng lãi suất sớm nhất, Ấn Độ cũng tuyên bố năm 2010 sẽ thu hồi các chính sách kích thích kinh tế. Tuy nhiên, chỉ nhìn từ mức độ lạm phát cho thấy, rủi ro cho nền kinh tế châu Á trong năm 2010 không lớn. Vấn đề nằm ở chỗ, tiếp tục thi hành các chính sách kích thích kinh tế với quy mô lớn có thể sẽ làm gia tăng thêm những dự báo về lạm phát, trong bối cảnh biên độ của chỉ số CPI tăng cao cũng đã khiến cho vật giá leo thang (do mọi người lựa chọn mua tài sản nhằm tránh lạm phát).
Trên thực tế, biên độ tăng giá tài sản của khu vực châu Á từ đầu năm 2009 đã cao hơn so với các khu vực khác trên thế giới nhưng giá cổ phiếu, giá bất động sản, thậm chí mức tăng giá nhanh chóng của giá vàng thế giới đều liên quan mật thiết tới hành vi né tránh rủi ro của các nhà đầu tư châu Á. Làm thế nào để tiếp tục thi hành các chính sách nới lỏng tiền tệ và ngăn chặn nguy cơ bong bóng tài sản là một trong những vấn đề nan giải mà Cục quản lý tiền tệ các nước châu Á phải đối mặt.
Về góc độ lâu dài, nguy cơ rủi ro lớn nhất bắt nguồn từ việc kinh tế châu Á, đặc biệt là hệ thống kinh tế theo hướng xuất khẩu có thể thay đổi mô thức tăng trưởng hay không, có đối phó hiệu quả trước thách thức “tái cân bằng” hay không. Bước vào thời đại hậu khủng hoảng, việc Mỹ điều chỉnh mô hình tiêu dùng nợ của mình (giảm tiêu dùng, tăng tiết kiệm) đã là một chiều hướng xu thế lớn, là một mặt khác của “tái cân bằng”, việc điều chỉnh đảo ngược của nền kinh tế châu Á sẽ quyết định khu vực này có thể thực hiện được tăng trưởng ổn định bền vững hay không.
JRJ