Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Kinh tế châu Âu tháng 11: Tâm điểm là Ireland

Châu Âu, Eurozone, khủng khoảng và nợ công là những từ luôn hiện diện trên các trang báo khi nói về một trung tâm kinh tế lớn của thế giới trong năm 2010.

Thật khó có ai vào thời điểm đầu năm 2010 lại nghĩ hay dự báo sẽ có khủng khoảng nợ công tại Châu Âu, nhưng thực tế đã xảy ra và xảy ra không chỉ một lần.

Khởi nguồn Hy Lạp, tiếp đến Ireland và sau đó là... chỉ có châu Âu, chỉ có Eurozone mới biết, mới hiểu.

Ghi nhận những nỗ lực, những cố gắng của châu Âu, của Eurozone trong vấn đề xử lý và giải quyết khủng khoảng tại Hy Lạp và Ireland. Tuy nhiên, kết quả xử lý có tương xứng với những nỗ lực, những cố gắng đó hay không, hiện chưa có câu trả lời cuối cùng.

Sau khi "giải cứu" Hy Lạp, nhiều biện pháp được thông qua để ngăn ngừa khủng khoảng tái diễn như kiểm tra "sức khỏe" các ngân hàng, cắt giảm thâm hụt ngân sách, cải cách hệ thống quản lý kinh tế...

Nhưng khủng khoảng vẫn xảy ra. Do vậy, có nhiều câu hỏi được đặt ra: kinh tế Châu Âu có thực sự mạnh, có thực sự đứng vững trước những cuộc khủng khoảng như đã xảy ra tại Hy Lạp và Ireland không? nước nào sẽ tiếp theo, nước nào sẽ là cuối cùng...

Cần phải hiểu rằng Eurozone là tập hợp gồm 16 quốc gia có qui mô và trình độ phát triển khác nhau, có quốc gia lớn như Đức và Pháp; có quốc gia tương đối lớn như Italia, Tây Ban Nha và Ba Lan, có quốc gia trung bình như Hy Lạp, Hà Lan, Đan Mạch... và có 16 quốc gia cùng quản lý đồng Euro.

Eurozone xuất hiện từ 1/1/1999 và dần trở thành một trung tâm kinh tế lớn trên thế giới và có khả năng cạnh tranh "ngang ngửa" với Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc.

Tuy nhiên với cơ chế "cồng kềnh", "chậm chạp", hay như cách gọi của một số người Mỹ là "châu Âu già cỗi"... đã bộc lộ những yếu kém mà trước kia có thể chưa nhận thấy hoặc chưa có dự báo chính xác.

Qua khủng khoảng tại Hy Lạp hay tại Ireland, điều mọi người có thể nhận thấy nguyên nhân phát sinh khủng khoảng đều giống nhau: đó là tăng trưởng thấp, thâm hụt ngân sách và nợ công đều ở mức cao...

Theo số liệu đã công bố, Hy lạp có số nợ 581 tỷ USD, GDP năm 2009 ước đạt 341 tỷ USD; Ireland có số liệu còn "giật mình" hơn, nợ 2.320 tỷ USD, GDP năm 2009 chỉ có 176,9 tỷ USD.

Các nước khác còn lại trong Eurozone có số nợ cũng không thua kém 2 quốc gia nêu trên. Do vậy nếu không cải cách, không cải tổ, kinh tế khu vực Eurozone sẽ rơi vào khủng khoảng bất cứ lúc nào và ảnh hưởng lớn đến tương lai đồng Euro. Đó là sự thật khách quan.

Nếu nhìn vào góc độ khác, khủng khoảng tại Hy Lạp hay và Ireland là điều không thể tránh khỏi trong quá trình phát triển của khu vực Eurozone và Eurozone sẽ được "làm mới" sau các cuộc khủng khoảng, thì cần hiểu rằng những gì đã và đang diễn ra tại tại 2 quốc gia kể trên chưa phải là kết thúc, sẽ còn các quốc gia khác tiếp theo.

Nếu như vậy, quỹ phòng chống khủng khoảng của EU, của Eurozone sẽ được tăng thêm nhiều con số, đây quả thực là vấn đề không hề dễ dàng cho EU, cho Eurozone trong giai đoạn hiện nay.

Nguồn: Tamnhin

ĐỌC THÊM