Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Kinh tế Hoa Kỳ vẫn còn "ốm yếu"

Trước những dấu hiệu không mấy sáng sủa của sự phục hưng kinh tế Mỹ, Cục Dự trữ Liên bang (FED) đã quyết định tái khởi động biện pháp hỗ trợ kinh tế bằng cách mua lại nợ chính phủ của các ngân hàng, với mục tiêu kép là bơm tiền vào nền kinh tế và ngăn chặn việc tăng lãi suất ngân hàng. Ngân hàng Trung ương Mỹ cho biết các chỉ số kinh tế Mỹ mấy tuần qua rất u ám : Tỷ lệ thất nghiệp còn cao (9,5%), lĩnh vực bất động sản chưa hồi phục...

uyết định này cho thấy FED đã thay đổi quan điểm trong cách đánh giá tình hình kinh tế. Trong bản thông cáo mới nhất, FED thông báo mức tăng trưởng kinh tế cho năm 2010 là 2,9%. Quyết định này cho thấy mức độ lo lắng gia tăng vì thời gian thoát khỏi khủng hoảng sẽ kéo dài hơn dự kiến. Mức tín nhiệm vào nền kinh tế của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Mỹ đã giảm. Về việc kiềm chế lạm phát, thì nhiều tháng nay các nhà phân tích của Mỹ đã cảnh báo về kịch bản một nền kinh tế tăng trưởng yếu đi kèm với giá tiêu dùng và lương giảm. Hiện tại, giá cả thì đình trệ do mức tiêu dùng đã giảm, còn giới chủ thì buộc phải giảm lương nhân viên. Vì thế, mối lo ngại cho việc kiềm chế lạm phát đang lớn dần. FED cho rằng, những biện pháp được thông qua còn tương đối khiêm tốn, và vì thế cũng sẽ cho kết quả khiêm tốn.

Trong khi đó, ông Guy Lebas thuộc Công ty tài chính Janney Montgomery Scott nhận định: "Thông cáo về quyết định của FED giống như một lời cảnh báo người đi vé hạng sang của con tàu Titanic , hãy cẩn thận,  con tàu này chắc gì sẽ không bị chìm. "Theo các nhà nghiên cứu, FED đã phạm những sai lầm trong công tác dự báo về tỷ lệ lạm phát và về thị trường lao động. Trong báo cáo quý, FED dự báo tỷ lệ tăng trưởng kinh tế của Mỹ quá cao trong giai đoạn nền kinh tế ngưng trệ, nhưng lại ước đoán quá thấp tỷ lệ tăng trưởng kinh tế, khi nền kinh tế tăng mạnh. Thêm vào đó, giới chức phụ trách tiền tệ lại dự báo quá thấp tỷ lệ lạm phát khi giá cả tăng, và dự báo quá cao tỷ lệ lạm phát khi giá cả xuống thấp. Sự bi quan của FED đã được các ngân hàng trung ương các quốc gia khác chia sẻ. Ngân hàng Trung ương Anh cho rằng sự phục hồi kinh tế Mỹ sẽ tiếp tục, nhưng có thể sẽ chậm hơn dự kiến vì lòng tin của các doang nghiệp và người tiêu dùng đã giảm, và do các điều kiện cho vay tín dụng chậm được cải thiện. Ngân hàng Trung ương Na Uy thì vẫn giữ tỷ lệ lãi suất tiền gửi ở mức 2%,  vì ngân hàng này cho rằng tương lai của nền kinh tế Mỹ thật quá bấp bênh.

 Biếm hoạ về sự phục hồi yếu ớt của kinh tế Mỹ.

Trong một diễn biến khác, thâm hụt thương mại của Mỹ tăng mạnh thời gian vừa qua là hậu quả của việc xuất khẩu bất ngờ giảm ngoài mức dự kiến. Theo số liệu của Bộ Thương mại Mỹ công bố tháng 8, thâm hụt thương mại của nước này trong tháng 6 là gần 50 tỷ USD, tăng gần 19 % so với tháng trước đó và đây là mức thâm hụt hàng tháng cao nhất kể từ tháng 10/2008, khi đó thâm hụt thương mại đứng ở mức hơn 59 tỷ USD. Thông báo cho biết thâm hụt thương mại của Mỹ tăng đối với hầu hết các thị trường lớn như Trung Quốc, Nhật Bản, Canada và Liên minh châu Âu. Tổng thâm hụt thương mại của Mỹ trong sáu tháng đầu năm xấp xỉ 495 tỷ USD, tăng 32% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng trong năm 2010, thâm hụt thương mại của Mỹ sẽ lớn hơn do nền kinh tế đang dần được cải thiện khiến nhu cầu của người dân đối với hàng tiêu dùng và sản phẩm công nghiệp của nước ngoài tăng. Các nhà kinh tế cũng cho rằng, xuất khẩu của Mỹ trong những tháng tới sẽ bị ảnh hưởng bởi sự tăng giá của đồng USD so với một số ngoại tệ, trong đó có đồng euro, và việc Trung Quốc từ chối yêu cầu của Washington nâng giá đồng NDT so với đồng USD. Bộ Tài chính Mỹ cho biết, trong tháng 7 vừa qua, thâm hụt ngân sách của nước này đã giảm xuống còn 165 tỷ USD so với mức cao kỷ lục 180,7 tỷ USD của cùng kỳ năm ngoái. Tính 10 tháng đầu năm của tài khóa 2010, ngân sách liên bang thâm hụt 1.170 tỷ USD, giảm 100 tỷ USD so với cùng kỳ của tài khóa 2009.

Stuart A. Schweitzer, nhà chiến lược thị trường của Ngân hàng J.P. Morgan, nhấn mạnh, những dữ liệu thương mại và tăng trưởng suy giảm cho thấy sự bất ổn định của nền kinh tế Mỹ vẫn cao, không hấp dẫn các nhà đầu tư. Nguy cơ đe doạ sự tăng trưởng đang tăng, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế ở châu Âu và châu Á chưa hề có tin vui. Nền kinh tế Anh vẫn tăng trưởng chậm và bất ổn định trong khi tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc bắt đầu nguội đi.

Thực trạng này đặt nền kinh tế Mỹ vào trạng thái mong manh hơn bao giờ hết và buộc FED phải tính đến các biện pháp thúc đẩy nền kinh tế.

Nguồn: suckhoedoisong

ĐỌC THÊM