Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Kinh tế Mỹ chắc chắn sẽ không trải qua thập kỷ mất mát giống Nhật

Chuyên gia thuộc JP Morgan đã khẳng định ai bi quan về tương lai của nước Mỹ, người đó sẽ phá sản.

Khi lo lắng về khả năng kinh tế suy thoái lần 2 tăng lên, nhiều chuyên gia cho rằng nước Mỹ sẽ hướng tới thời kỳ giống kinh tế và thị trường chứng khoán Nhật thời hậu bong bóng.

Nguyên nhân khiến các chuyên gia nói đến khả năng trên chính là việc kinh tế Mỹ sẽ trải qua thời kỳ giảm phát, tăng trưởng thấp và thị trường chứng khoán tăng trưởng yếu trong nhiều năm (nếu không muốn nói đến nhiều thập kỷ). Sự so sánh trên có nhiều điểm sai lầm.

Nước Mỹ sẽ không đi theo hướng của Nhật và thị trường chứng khoán Mỹ sẽ mang lại lợi tức tốt bởi 3 lý do:

1. Quy mô: Năm 1989, Nhật trải qua 2 bong bóng lớn: bong bóng bất động sản và cổ phiếu. Bong bóng bất động sản tại Nhật lớn đến nỗi Cung điện hoàng gia tại khu vực trung tâm Tokyo với diện tích chỉ 5 dặm vuông có giá trị tương đương cả bang California cảu Mỹ. Bong bóng phình to quá mức!

Bong bóng bất động sản năm 2007 tại Mỹ, trong khi đó chủ yếu trong lĩnh vực bất động sản nhà ở và không tồi tệ như vậy. Dù khi bong bóng trên thị trường bất động sản Mỹ vỡ, ảnh hưởng dây chuyền lên các thị trường khác bao gồm thị trường bất động sản thương mại, tín dụng và chứng khoán không hề nhỏ nhưng tính tương quan, bong bóng bất động sản ở Mỹ không tồi tệ như Nhật.

Bong bóng trên thị trường chứng khoán Mỹ năm 2007 dù có tồn tại cũng không đến mức kinh khủng như Nhật năm 1989.

2) Nhân khẩu học: Yếu tố nhân khẩu học của Nhật rất kém nếu so với Mỹ. Là một xã hội không có quá nhiều nền văn hóa, Nhật không thể dễ dàng sử dụng yếu tố nhập cư để bù lại cho xu thế già hóa dân số của một xã hội giàu có.

Nước Mỹ, trong khi đó, có độ tuổi trung thấp, tỷ lệ sinh cao và lịch sử nhập cư nổi tiếng hơn. Tất cả những yếu tố trên giúp nhân khẩu của Mỹ sẽ không có ảnh hưởng giảm phát như Nhật.

3) Chính sách tiền tệ: Nhật chịu ảnh hưởng tiêu cực từ sai lầm về chính sách. Ngân hàng Trung ương Nhật không đánh giá đúng quy mô, tầm ảnh hưởng của những vấn đề kinh tế và tài chính tại Nhật khi cả 2 bong bóng cùng vỡ.

Chính sách tiền tệ không được thực hiện mạnh tay. Ngân hàng Trung ương Nhật ban đầu đã quá chậm trễ trong hạ lãi suất cơ bản, quá dè dặt với biện pháp nới lỏng định lượng và thậm chí còn nâng lãi suất cơ bản ở thời điểm không thích hợp. Ngoài ra, việc không cải tổ hệ thống ngân hàng khiến mọi chuyện trầm trọng hơn.

Các ngân hàng có vấn đề đã nắm lượng tài sản bị định giá sai lệch quá nhiều năm mà không được tái cơ cấu. FED đã học được những bài học quý giá từ sai lầm của Nhật và vì thế mạnh mẽ, táo bạo hơn rất nhiều.

Ông Bernanke, người hiểu rõ hơn ai hết về Đại Suy thoái, tuyên bố ông sẽ mạnh tay ngăn giảm phát.

Từ quý 1/2008, FED đã mạnh mẽ hạ lãi suất và sau đó là chương trình nới lỏng định lượng. Các nhà điều tiết ngành ngân hàng Mỹ cũng buộc các ngân hàng phải loại bỏ tài sản xấu và tăng vốn.

Rõ ràng, kinh tế Mỹ có thể tăng trưởng chậm và đương đầu với nhiều khó khăn hơn bình thường thế nhưng với lý do đề cập trên đây, kinh tế Mỹ sẽ không phải trải qua thập kỷ mất mát giống Nhật. Một chuyên gia thuộc JP Morgan đã khẳng định: “Bất kỳ ai bi quan về tương lai của đất nước này sẽ phá sản.”

Ông John B. Helmers hiện đang đứng đầu quỹ đầu cơ Swiftwater Capital Management đầu tư trong lĩnh vực hàng hóa, chứng khoán… Ông đã từng làm chuyên gia quản lý tiền tệ tại Citadel Investment Group, Tudor Investment và Goldman Sachs.

Nguồn: CNBC

ĐỌC THÊM