Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Kinh tế Mỹ không suy thoái?

Cuối tuần qua, Bộ Thương mại Mỹ đã công bố con số GDP điều chỉnh quý 2 chỉ là 1,4% thay vì con số 2,4% trước đó. Kèm ngay sau đó là bài nhận định của Chủ tịch FED ông Ben Bernanke về triển vọng kinh tế Mỹ.

FED đồng thời cũng cam kết sẽ đưa ra biện pháp mạnh tay nếu kinh tế Mỹ chìm vào giảm phát. Chủ tịch của FED cũng đã gạt đi những lo lắng về khả năng kinh tế Mỹ có thể rơi vào suy thoái lần 2, mặc dù vậy, nhiều nhà kinh tế tại Mỹ lại vẫn đang tiếp tục tỏ ra lo ngại về triển vọng kinh tế Mỹ và cho rằng, đó chỉ đơn thuần là lời trấn an của Ngân hàng Trung ương Mỹ. Biên tập viên Lê Minh, Phóng viên thường trú THVN tại Washington sẽ phản ánh rõ hơn về vấn đề này.

Bài phát biểu của Chủ tịch Cục dự trữ Liên bang Mỹ FED về triển vọng kinh tế Mỹ cuối tuần qua đã dành được sự quan tâm đặc biệt của toàn thế giới. Vậy có điểm đáng chú ý nào trong những nhận định của Chủ tịch FED?

Điểm nổi bật nhất trong bài phát biểu của ông Bernanke đó là việc FED mặc dù có thừa nhận kinh tế yếu hơn mong đợi, nhưng lại khẳng định Mỹ sẽ không rơi vào suy thoái lần 2 như nhiều lo ngại trước đó. Người đứng đầu chính sách tiền tệ Mỹ tiên đoán, kinh tế sẽ tiếp tục tăng trưởng khiêm tốn trong 6 tháng cuối năm nay rồi bốc mạnh hơn trong 2011. Tuy nhiên FED cũng khẳng định, nếu kinh tế tiếp tục thoái hóa thì FED sẽ sẵn sàng thi hành ngay một số biện pháp mạnh kể cả bơm tiền mua thật nhiều trái phiếu chính phủ. Thông báo của vị lãnh đạo NHTƯ Mỹ được được ra sau khi Bộ Thương mại nước này công bố con số GDP điều chỉnh của quý 2 xuống còn 1,6% thay vì 2,4% đưa ra trước đó.

Những biện pháp mạnh và cần thiết để can thiệp vào nền kinh tế là những cam kết của FED. Vậy FED có nêu rõ những biện pháp mạnh đó là gì?

Ông Bernanke cho biết, Ngân hàng Trung ương hiện có 4 lựa chọn: Mua thêm công khố phiếu và trái phiếu dài hạn; hạ thấp lãi suất dài hạn bằng cách duy trì và kéo dài chính sách lãi suất ngắn hiện nay; hạ thấp lãi suất trả cho khoản dụ trữ mà các ngân hàng ký thác ở NHTƯ; nới lỏng chỉ tiêu lạm phát buộc các ngân hàng nản chí, hết ham chuyện thụ động ngồi xổm trên những khối thanh khoản khổng lồ của họ.

Chủ tịch NHTƯ thổ lộ, hai biện pháp đầu có thể được chọn thi hành trong khi dứt khoát loại trừ hẳn hai phương cách sau. Trước đó, ngay sau phiên họp ngày 10/8/2010, FED đã loan báo đã quyết định tiếp tục đầu tư mua trái phiếu dài hạn tài trợ địa ốc. Như vậy, dù không công bố thêm những biện pháp mới nào, nhưng những tuyên bố của Thống đốc Bernanke chứa đựng hàm ý NHTƯ sẵn sàng thi hành kể cả biện pháp in thêm tiền để tránh cơ nguy giảm phát của kinh tế Mỹ.

Những nhận định về việc kinh tế Mỹ sẽ không rơi vào suy thoái lần 2 đã khiến thị trường khá yên tâm. Tuy nhiên, kèm ngay sau đó lại là những cam kết sẽ can thiệp mạnh vào thị trường khi cần thiết. Đấy là chưa kể đến việc FED đã tuyên bố dành hàng nghìn tỷ đôla để mua trái phiếu Chính phủ. Phải chăng những nhận định cuối tuần qua về kinh tế Mỹ cũng chỉ là lời trấn an tạm thời, còn thực sự thì cơ quan này cũng đang khá lo ngại về triển vọng kinh tế Mỹ?

Có thể nói, việc kinh tế Mỹ đang tăng trưởng trong một tình trạng hết sức mong manh là có thật và có vẻ phần đông các nhà phân tích tại Mỹ vẫn tỏ ra khá lo ngại về triển vọng kinh tế Mỹ. Bình luận trên New York Times, Nhà kinh tế được giải Nobel Paul Krugman phẫn nộ tố giác các giới chức NHTƯ không nói đúng sự thật khi lờ mờ nói rằng “kinh tế tiếp tục phục hồi dù chậm chạp không được như mong muốn”.

Krugman khẳng định: Làm gì có chuyện hồi sinh. Nói kinh tế đang nảy mầm xanh với điển hình nêu ra là GDP vẫn tăng một cách khiêm tốn, thực ra chỉ là một kiểu cách bao biện. Với GDP tăng trưởng 1-2% như hiện nay, Krugman đặt vấn đề là bao lâu nữa thì chỉ số thất nghiệp 9,5% mới hạ xuống được. Krugman quả quyết là kinh tế đã rõ ràng khựng lại, mà sao cả ngân hàng lẫn chính quyền tiếp tục che giấu một cách vô trách nhiệm trong lúc tình thế đã ngả sang bi đát.

Trong khi đó, đưa ra những nhận định về đường lối của NHTƯ, Giáo sư Đại Học Princeton Alan S, Blinder, nguyên Phó chủ tịch NHTƯ cảm thấy các nhà cầm đầu chính sách tiền tệ Hoa Kỳ đang lúng túng cân nhắc các biện pháp sẽ thi hành để trợ lực cứu vớt kinh tế. Sau khi đã dùng tất cả những liều lượng thuốc mạnh, bây giờ các chức sắc chỉ còn lại những loại thuốc yếu kém. Theo ông Blinder, kinh tế đã yếu hẳn đi so với 3 tháng trước và chính Chủ tịch Bernanke cũng đã xác nhận sự kiện đó bằng các ngôn ngữ cực kỳ thận trọng.

Nguồn: VTV

ĐỌC THÊM