Bộ trưởng Tài chính Mỹ T. Geithner mới đây cho rằng, ảnh hưởng từ nhiều yếu tố như giá dầu thế giới tăng cao và động đất Nhật Bản đã khiến nền kinh tế Mỹ trong nửa đầu năm nay “suy thoái nghiêm trọng”, biên độ tăng trưởng chỉ đạt 2%.
Ngoài ra, cũng theo ông này, việc Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA) tuyên bố mở kho dự trữ dầu thô chiến lược lên tới 60 triệu thùng hôm 23/6 là một “chính sách sáng suốt”, việc này có thể giúp giảm bớt áp lực nhất định cho phục hồi kinh tế Mỹ và toàn cầu.
Đồng thời vị Bộ trưởng Tài chính Mỹ còn nhấn mạnh thêm, hai Đảng Dân chủ và Cộng hòa nên đạt được sự đồng thuận về vấn đề nâng mức nợ trần của chính phủ liên bang Mỹ trước hạn chót, nếu không, nguy cơ vỡ nợ công có thể xảy ra sẽ gây nên một cú sốc mang tính thảm họa cho nền kinh tế Mỹ.
Bi quan về tốc độ tăng trưởng kinh tế Mỹ trong nửa đầu năm 2011
Ông Geithner đã đưa ra những lời nhận xét trên tại trường Đại học Dartmouth ở New Hampshire. Theo ông, tốc độ tăng trưởng kinh tế Mỹ nửa đầu năm nay rất có thế sẽ thấp hơn mức 3% - 4% so với thị trường dự đoán trước đó, đây là kết quả tác dụng tổng hợp của nhiều nhân tố, trong đó, “ảnh hưởng tiêu cực từ việc giá dầu cao và động đất Nhật Bản gây ra là rõ rệt nhất”; Ngoài ra, việc khủng hoảng nợ công châu Âu tiếp tục xấu đi và lan rộng cũng như sự tồn tại khách quan của thời tiết xấu cũng làm tăng thêm các nhân tố rủi ro cho tiến trình phục hồi kinh tế Mỹ.
Việc các nền kinh tế đã thông qua thỏa thuận thương lượng lẫn nhau để mở kho dự trữ dầu thô chiến lược trong khuôn khổ tổ chức IEA, đã làm giảm bớt áp lực to lớn mà sự phục hồi kinh tế toàn cầu đang phải đối diện, là một “chính sách sáng suốt”. Ông Geithner nhấn mạnh, mở kho dự trữ dầu thô chiến lược không phải xuất phát từ mục đích chính trị, mà là một phản ứng tích cực trước tình trạng nguồn cung ứng dầu thô liên tục bị gián đoạn trước đó.
Hôm 23/6, IEA tuyên bố, 28 nước thành viên của cơ quan này trong 3 năm tới sẽ bơm vào thị trường 60 triệu thùng dầu thô, nhằm “bảo vệ chiều hướng phục hồi yếu ớt của nền kinh tế thế giới”. Trong đó, quy mô dự trữ dầu mà Mỹ giải phóng sẽ lên tới 30 triệu thùng, chiếm một nửa số lượng mà IEA cam kết. Do bị ảnh hưởng, nên giá dầu New York cùng ngày hôm đó sụt giảm mạnh, đứng mức thấp nhất 91,02USD/thùng kể từ ngày 18/2/2011 tới nay. Hôm 24/6, giá dầu New York cũng đảo chiều nhẹ nhích lên mức 91,16USD/thùng.
Tin chắc rằng, Mỹ sẽ không vỡ nợ
Sau hôm thứ Ba (21/6), ông Geihtner lại một lần nữa cảnh báo, hai Đảng Dân chủ và Cộng hòa cần phải nhất trí trong vấn đề nâng mức nợ trần trước đầu tháng 8. Nếu không, một khi Mỹ vỡ nợ sẽ trở thành một cú sốc mang tính thảm họa cho nền kinh tế.
Ngoài ra, ông này cũng nhấn mạnh thêm, bất luận tỷ lệ thất nghiệp tiếp tục ở mức cao 9% hay việc giá dầu tăng đã ảnh hưởng tới hành vi tiêu dùng, nhưng những điều này phải nhường đường cho kế hoạch tài chính. Cuối cùng ông cho biết, “tuyệt đối tin rằng” hai Đảng sẽ đạt được sự đồng thuận đúng như dự báo. “nhanh chóng vạch ra một kế hoạch tài chính hợp lý và cân bằng”.
Tuy nhiên, Quốc hội Mỹ mới đây lại có dấu hiệu “lui bước” trong đàm phán về vấn đề giới hạn nợ của chính phủ liên bang Mỹ. Tối ngày 23/6, do không hài lòng với đề án tăng thuế mà các nghị sỹ Đảng Dân chủ đề xuất, nền các nghị sỹ Đảng Cộng hòa đã rút lui khỏi đàm phán hai Đảng do Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden chủ trì.
Về việc này, Tổng thống Mỹ B. Obama hôm 25/6 đã phát biểu trên kênh truyền hình hàng ngày rằng, yêu cầu Đảng Cộng hòa khôi phục đàm phán. Nhưng ông cũng khẳng định, cắt giảm chi tiêu không phải là “con đường để giải quyết vấn đề nợ công”. Trước đó, TT Obama vẫn nhấn mạnh rằng, Mỹ nên tăng cường đầu tư hơn nữa cho giáo dục, xây dựng cơ sở hạ tầng và công nghệ cao, nhằm duy trì ngôi vị bá chủ nền kinh tế toàn cầu.
Nguồn tin: CE