Đồng yên thấp tạo việc làm nhưng với cái giá phải trả là chất lượng cuộc sống đi xuống.
Nếu hành vi can thiệp vào thị trường ngoại hối của chính phủ Nhật là cách để ngăn thị trường tài chính trở nên quá căng thẳng như nó vốn có, hành vi đó cần phải mang lại tác dụng xứng đáng và có tính thực tế cao.
Thật không may, chính phủ Nhật chẳng có mấy ý tưởng để hỗ trợ cho kinh tế Nhật ngoài việc kêu gọi về một đồng yên yếu trong trung hạn. Thủ tướng Naoto Kan muốn xuất khẩu đóng vai trò lớn hơn trong tăng trưởng kinh tế Nhật, dường như ông cho rằng tỷ giá đồng yên cao tiềm ẩn rủi ro lớn nhất đối với đà phục hồi kinh tế. Quan điểm đó sai lầm.
Thứ nhất, liệu đồng yên có thật sự mạnh? Nếu từ góc độ danh nghĩa, điều đó gần như chính xác. Chỉ số đồng yên danh nghĩa so với đồng tiền của các đối tác thương mại lớn lên mức cao 137 ( sau năm 1986 mức trung bình khoảng 100).
Tuy nhiên, để đánh giá tính cạnh tranh của xuất khẩu Nhật, cần xét đến ảnh hưởng từ giảm phát. Nếu đồng yên danh nghĩa tăng khoảng 10% thế nhưng chi phí tính theo đồng yên của các công ty xuất khẩu giảm 10%, ảnh hưởng lên cạnh tranh cũng giống như đồng yên không có chút thay đổi nào về tỷ giá. Trên thực tế, giá trị thực tế của đồng yên (sau khi điều chỉnh) hiện nay cũng chỉ cao hơn so với mức trung bình trong khoảng ¼ thế kỷ qua.
Các công ty xuất khẩu Nhật thực tế đang phàn nàn về việc đồng yên không còn rẻ quá mức như trước. Thời kỳ sau năm 2002 khi kinh tế Nhật phục hồi, đồng yên không ngừng suy yếu và đến năm 2007 đã giảm 30% so với mức trung bình sau năm 1986. Đồng yên siêu rẻ giúp thặng dư thương mại của Nhật ở mức cao và vì thế kinh tế Nhật phục hồi.
Thế nhưng bất chấp việc đồng yên suy yếu, thị phần trên toàn cầu của Nhật vẫn không ngừng đi xuống. Trong nhóm nước thu nhập cao thuộc Tổ chức hợp tác và phát triển (OECD), thị phần xuất khẩu hàng hóa của Nhật lên đỉnh cao vào năm 1986 ở mức 13,5% và sau đó giảm đều đặn. Đến năm 207, con số chỉ còn 8,4%.
Từ năm 1995 đến năm 2006, trong thị trường toàn cầu, thị phần thị trường đầu DVD của Nhật giảm từ 95% xuống 20%, thị phần màn hình tinh thể lỏng rơi từ 100% xuống 20%, thị phần chip D-Ram chỉ còn chưa đầy 20% từ 20% trước đó.
Nhật cần đồng tiền giá thấp để kích thích xuất khẩu nhưng vẫn để mất thị phần đang mất tính cạnh tranh. Thêm nhiều công ty không thể đạt thế vượt trội dù hàng hóa có chất lượng. Sony không nổi tiếng như trước đây.
Đồng yên rẻ tất nhiên mang lại một số lợi ích thế nhưng chi phí hàng hóa nhập khẩu lại tăng lên. Hàng nhập khẩu đắt đỏ, sức mua của người tiêu dùng giảm. Giá trị lợi nhuận tính theo đồng yên từ hoạt động đầu tư ra nước ngoài giảm (tổng đầu tư ròng cao hơn thặng dư thương mại).
Đồng yên thấp tạo việc làm nhưng với cái giá phải trả là chất lượng cuộc sống. Điều đó giải thích tại sao nhiều nghị sỹ trong Đảng cầm quyền của Nhật khẳng định đã đến lúc Nhật cần đồng yên mạnh để tăng thu nhập khả dụng cho các hộ gia đình. Thủ tướng tuy nhiên lại phản đối quan điểm đó.
Quá phụ thuộc vào đồng yên yếu, Nhật hết sức thù địch với những việc ngoài tầm kiểm soát. Trong giai đoạn phục hồi từ năm 2002 đến năm 2007, 1/3 tăng trưởng GDP đến từ tăng trưởng thặng dư thương mại. 1/3 khác đến từ tăng trưởng đầu tư doanh nghiệp, chủ yếu nhờ xuất khẩu. Khi kinh tế toàn cầu đi xuống, khối lượng hàng hóa xuất khẩu của Nhật giảm 50%, Nhật bước vào suy thoái kinh tế của nhóm nước giàu.
Trong trường hợp nào đi nữa, Nhật cũng có rất ít quyền kiểm soát đối với giá trị của đồng yên bởi đồng tiền này chịu sự chi phối chủ yếu của những yếu tố như mất cân bằng thương mại toàn cầu, dòng vốn và lãi suất. Dù chính phủ Nhật can thiệp mạnh tay vào năm 2003 và 2004, kết quả cũng chẳng mấy ấn tượng.
Thập kỷ vừa qua, một trong những chỉ báo tốt nhất về tỷ giá đồng yên/USD chính là chênh lệch giữa lãi suất trái phiếu loại dài hạn của Nhật và Mỹ. Nhiều người cho rằng Ngân hàng Trung ương Nhật có thể làm yếu đồng yên chỉ bằng cách hạn chế nguồn cung tiền. Trên thực tế, những gì diễn ra trong thập kỷ qua cho thấy chẳng có nhiều mối liên hệ giữa nguồn cung tiền và giá trị của đồng yên.
Thay cho chỉ quyết liệt trên thị trường tiền tệ, chính phủ Nhật cần tập trung vào những chính sách có thể đóng góp vào tăng trưởng ngắn hạn và dài hạn của kinh tế nước này.
Nguồn: FT