Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Kinh tế, tài chính 24h: Bức tranh kinh tế trái chiều của Mỹ, Hàn Quốc và châu Âu

Sau nửa đầu năm yếu kém, kinh tế Mỹ bất ngờ tăng trưởng mạnh trở lại trong quý 3/2010. Tuy nhiên, đà tăng trưởng của nền kinh tế Hàn Quốc lại suy yếu trong khi niềm tin kinh tế châu Âu sụt xuống mức thấp nhất trong gần hai năm.

Các nhà lãnh đạo châu Âu có thể phải cung cấp cho Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) số liệu cập nhật hàng ngày về gần 100 khoản mục như dòng tiền mặt, thế chấp, các tài sản không cam kết để các cơ quan điều hành tại Mỹ đánh giá rủi ro mà cuộc khủng hoảng nợ tại khu vực gây ra.

Cục Dự trữ Liên bang New York, Văn phòng Giám sát Tiền tệ và Cơ quan Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang (FDIC) vừa tổ chức các cuộc đàm phán chính thức với một số ngân hàng lớn nhất châu Âu về việc thực hiện các báo cáo.

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) quý 3 tăng 2.5%, đúng như dự báo của các nhà kinh tế nhưng cao gần gấp đôi so với mức tăng trưởng 1.3% trong quý 2 và bỏ xa mức 0.4% trong 3 tháng đầu năm.

Số người lần đầu nộp đơn xin nhận trợ cấp thất nghiệp trong tuần kết thúc ngày 22/10 giảm nhẹ 2,000 xuống 402,000, trái với dự báo tăng 2,000 lên 405,000 của các nhà kinh tế. Số người nộp đơn xin nhận trợ cấp thất nghiệp bình quân trong 4 tuần qua cũng giảm 1,750 xuống 405,500.

Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) vừa mở rộng chương trình mua tài sản và tín dụng thêm 5 ngàn tỷ JPY lên 55 ngàn tỷ JPY (tương đương 724 tỷ USD) với tỷ lệ 8 phiếu thuận và 1 phiếu chống. Nguyên nhân theo BOJ là để bảo vệ đà phục hồi của nền kinh tế sau thảm họa động đất, sóng thần và khủng hoảng hạt nhân trong bối cảnh đồng JPY tăng giá mạnh do cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu. Bên cạnh đó, BOJ giữ nguyên lãi suất ở mức từ 0-0.1%.

Niềm tin vào triển vọng của nền kinh tế tại châu Âu giảm xuống mức thấp nhất trong gần hai năm vào tháng 10 vừa qua khi tăng trưởng kinh tế tại khu vực này ngày càng suy yếu và các nhà lãnh đạo đang vật lộn để giải quyết khủng hoảng nợ. Chỉ số niềm tin tiêu dùng và kinh doanh của 17 quốc gia Eurozone giảm từ 95 điểm trong tháng 9 xuống 94.8 điểm trong tháng 10, mức thấp nhất kể từ tháng 12/2009. Dù vậy, kết quả này vẫn khả quan hơn dự báo giảm xuống 93.8 điểm của các nhà kinh tế trong cuộc thăm dò của Bloomberg.

Thủ tướng Hy Lạp George Papandreou cho rằng việc các chủ nợ tư nhân đồng ý xóa 50% nợ của Hy Lạp đồng nghĩa với việc gánh nặng nợ của nước này sẽ bền vững. Ông cho rằng thâm hụt ngân sách của Hy Lạp sẽ không còn tăng vào năm tới nhưng cảnh báo các ngân hàng nước này có thể bị quốc hữu hóa tạm thời do hậu quả của việc cắt giảm nợ.

Nền kinh tế Hàn Quốc suy yếu quý thứ 2 liên tiếp trong quý 3 và các nhà kinh tế cho rằng nhu cầu ảm đạm trên toàn thế giới sẽ còn tác động đến nền kinh tế lớn thứ 4 của châu Á trong một thời gian nữa. Theo số liệu ước tính của Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BOK), GDP quý 3 tăng trưởng 0.7%, thấp hơn so với mức 0.9% trong quý 2 nhưng cao hơn dự báo 0.6% của các nhà kinh tế trong cuộc thăm dò của Reuters.

Nguồn: VietstockFinance

Lợi tức trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm tăng từ 2.2% lên 2.4%.

Trên thị trường Mỹ, đồng USD giảm so với đồng EUR, bảng Anh và đồng JPY.

Giá vàng giao tháng 12 trên sàn COMEX tại New York tiến 24.20 USD/oz (1.4%) lên 1,747.70 USD/oz.

Giá dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 11 trên sàn NYMEX tăng vọt 3.76 USD/thùng (4.2%) lên 93.96 USD/thùng, mức cao nhất kể từ ngày 01/08.

Sơ lược các chỉ báo kinh tế công bố ngày 28/10:
Nhật Bản
- 06h30: Chi tiêu hộ gia đình
- 06h30: Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)
Mỹ
- 19h30: Thu nhập cá nhân
- 19h30: Chỉ số chi tiêu tiêu thụ các nhân
- 20h55: Niềm tin tiêu dùng sơ bộ do Đại học Michigan khảo sát
Sơ lược các chỉ báo kinh tế công bố ngày 28/10:

Nhật Bản

- 06h30: Chi tiêu hộ gia đình

- 06h30: Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)

Mỹ

- 19h30: Thu nhập cá nhân

- 19h30: Chỉ số chi tiêu tiêu thụ các nhân

- 20h55: Niềm tin tiêu dùng sơ bộ do Đại học Michigan khảo sát.

Nguồn tin: (Vietstock)

ĐỌC THÊM