Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Kinh tế, tài chính 24h: Càng sớm càng tốt

Các diễn biến mới nhất của cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu tiếp tục khuấy động thị trường tài chính toàn cầu trong ngày thứ Năm. Trong đó, EU và IMF khuyến nghị giải ngân khoản giải cứu thứ 6 cho Hy Lạp càng sớm càng tốt.

Phái đoàn của Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tại Hy Lạp khuyến nghị giải ngân khoản giải cứu thứ 6 cho Hy Lạp càng sớm càng tốt dù tình hình nợ công vẫn còn nhiều lo ngại. Dự thảo cho thấy sự suy giảm của nền kinh tế Hy Lạp mạnh hơn so với dự báo và có thể phải cắt giảm ước tính tăng trưởng của nước này trong trung hạn. Dù vậy, các biện pháp bổ sung của Chính phủ về thu nhập và chi tiêu có thể giúp Hy Lạp đạt được mục tiêu thâm hụt năm 2012.

Theo chỉ thị, Quỹ Bình ổn Tài chính châu Âu (EFSF) sẽ được mua trái phiếu trên thị trường thứ cấp. Theo đó, nếu một nền kinh tế Eurozone có hồ sơ vay mượn tốt, không có vấn đề về khả năng thanh toán của hệ thống ngân hàng và nhận được sự phê chuẩn của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cũng như các phó bộ trưởng tài chính châu Âu thì EFSF sẽ có thể mua trái phiếu của nước này từ các thị trường.

Liên minh châu Âu (EU) vừa nhất trí rằng khoản tiền cần thiết dùng để tái cấp vốn cho các ngân hàng của 27 quốc gia châu Âu vào khoảng 100 tỷ EUR (tương đương 138 tỷ USD). Số tiền này sẽ dùng để tăng cường bảng cân đối kế toán ngân hàng và phòng ngừa nguy cơ vỡ nợ của Hy Lạp hoặc các quốc gia khác. Tuy nhiên, EU lại chia rẽ về cách thức tăng cường quy mô của quỹ giải cứu trước khi diễn ra cuộc họp thượng đỉnh vào Chủ Nhật tới.

Đức vừa hạ dự báo tăng trưởng năm 2012 do dự báo nhu cầu đối với các mặt hàng xuất khẩu của nước này sẽ giảm. Chính phủ Đức cho biết nền kinh tế sẽ tăng trưởng 1% trong năm 2012, thấp hơn so với dự báo trước đó là 1.8%. Bên cạnh đó, Đức còn hạ dự báo tăng trưởng năm 2011 từ 3% xuống 2.9%.

Theo công bố của Tổ chức Nghiên cứu Conference Board, các chỉ báo kinh tế hàng đầu của Mỹ - thước đo triển vọng nền kinh tế từ 3-6 tháng tới - tăng 0.2%, khớp với dự báo của các nhà kinh tế nhưng thấp hơn so với mức 0.3% trong tháng 8. Đây là dấu hiệu cho thấy nền kinh tế có thể giảm tốc trong các tháng tới.

Ngân hàng Dự trữ Liên bang Philadelphia thông báo hoạt động sản xuất tại khu vực bộc lộ dấu hiệu phục hồi trong tháng 10. Chỉ số sản xuất tăng từ -17.5 điểm trong tháng 9 lên 8.7 điểm trong tháng 10. Đây là lần đầu tiên trong 3 tháng chỉ số này đứng trên ngưỡng 0, dấu hiệu cho thấy sự tăng trưởng.

Hiệp hội các nhà bất động sản quốc gia (NAR) thông báo doanh số bán nhà đã qua sử dụng giảm 3% trong tháng 9 xuống 4.91 triệu đơn vị trong tháng 9, cao hơn so với dự báo giảm xuống 4.9 triệu của các nhà kinh tế. Kết quả này phản ánh giai đoạn khó khăn trên thị trường nhà ở cũng như việc áp dụng các giới hạn vay vốn khắc nghiệt hơn. Trong khi đó, số liệu tháng 8 được điều chỉnh tăng từ 5.03 triệu lên 5.06 triệu.

Bộ Lao động Mỹ thông báo số người lần đầu nộp đơn xin nhận trợ cấp thất nghiệp giảm 6,000 xuống 403,000 trong tuần qua. Trong khi đó, số người nộp đơn xin nhận trợ cấp thất nghiệp bình quân trong 4 tuần qua chạm mức thấp nhất kể từ tháng 4.

Ngân hàng Trung ương Philippines giữ nguyên lãi suất ở mức 4.5% tháng thứ 4 liên tiếp, đúng như dự báo của các nhà kinh tế nhằm bảo vệ đà tăng trưởng trong bối cảnh sự suy yếu của nền kinh tế toàn cầu đã làm giảm nhu cầu cấp bách cần phải giải quyết lạm phát.

 

Nguồn: VietstockFinance

 

Lợi tức trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm tăng từ 2.16% lên 2.19%.

Trên thị trường Mỹ, đồng USD giảm so với đồng EUR và bảng Anh nhưng tăng so với đồng JPY.

Giá vàng giao tháng 12 trên sàn COMEX tại New York sụt 34.10 USD/oz (2.1%) xuống 1,612.90 USD/oz.

Giá dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 11 trên sàn NYMEX giảm 81 xu (0.9%) xuống 85.30 USD/thùng

 

Nguồn tin: (Vietstock)

ĐỌC THÊM