Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Kinh tế, tài chính 24h: EFSF chưa vượt được rào cản cuối cùng

Dù đã nhận được sự phê chuẩn của 16 quốc gia Eurozone nhưng kế hoạch gia tăng quy mô Quỹ Bình ổn Tài chính châu Âu (EFSF) buộc phải tạm dừng và chờ đợi cuộc bỏ phiếu lần 2 của Slovakia.

* Hy Lạp có thể được giải ngân 8 tỷ EUR vào đầu tháng 11

* S&P và Fitch hạ bậc tín nhiệm hàng loạt ngân hàng Tây Ban Nha

* Chứng khoán Mỹ trồi sụt chờ tin từ Slovakia và lợi nhuận quý 3

 

Thủ tướng Slovakia Iveta Radicova tại cuộc bỏ phiếu vào ngày thứ Ba

 

Quốc hội Slovakia đã phản đối kế hoạch gia tăng quy mô của EFSF lên 440 tỷ EUR (600 tỷ USD) do đảng cầm quyền không nhận được đủ sự hỗ trợ cho kế hoạch trên. Tuy nhiên theo dự kiến, Quốc hội nước này sẽ tiếp tục bỏ phiếu phê chuẩn EFSF vào cuối tuần này khi Đảng đối lập cho biết sẽ ủng hộ việc mở rộng quỹ giải cứu sau khi Quốc hội giải tán.

Hội đồng Giám sát của Ủy ban ngân hàng châu Âu (EBA) vừa phê chuẩn về nguyên tắc kế hoạch yêu cầu các ngân hàng nâng hệ số vốn cấp 1 - thước đo quan trọng về sức mạnh tài chính - lên 9%, vượt dự báo của các ngân hàng và giới phân tích. Theo đó, các ngân hàng khu vực có khoảng từ 6-9 tháng để đạt được mức vốn này hoặc sẽ phải nhờ đến sự tái cấp vốn từ Chính phủ theo EFSF.

Standard & Poor's (S&P) thông báo hạ bậc tín nhiệm của 10 tổ chức tài chính Tây Ban Nha, trong đó có hai ngân hàng lớn nhất nước là Banco Santander và Banco Bilbao Vizcaya Argentaria (BBVA). Cùng ngày, Fitch cũng cắt giảm xếp hạng tín nhiệm của 6 ngân hàng Tây Ban Nha sau khi hạ bậc tín nhiệm của nước này vào tuần trước.

Ngân hàng Trung ương Bồ Đào Nha (BoP) cho biết lượng vốn mà Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cấp cho các ngân hàng nước này giảm từ 46 tỷ EUR trong tháng 8 xuống 45.6 tỷ EUR (tương đương 62 tỷ USD) trong tháng 9. Được biết, lượng vốn mà ECB cấp cho các ngân hàng Bồ Đào Nha chạm đỉnh 49.1 tỷ EUR trong tháng 8/2010.

Sản lượng nhà máy của Anh giảm 0.3% trong tháng 8, mạnh hơn so với mức giảm 0.2% trong tháng 7 và dự báo giảm 0.2% của các nhà kinh tế. Trong khi đó, sản lượng công nghiệp nói chung, bao gồm lĩnh vực khai khoáng và dầu khí, tăng 0.2%. Đây là dấu hiệu cho thấy đà phục hồi kinh tế Anh tiếp tục vấp phải nhiều khó khăn trong quý 3.

Chỉ số niềm tin tiêu dùng tại Nhật Bản tăng tăng từ 37 điểm trong tháng 8 lên 38.6 điểm trong tháng 9 nhờ sự cải thiện của các điều kiện trên thị trường việc làm. Dù vậy, mức dưới 50 cho thấy số người bi quan nhiều hơn so với số người lạc quan.

Chỉ số các điều kiện hiện tại của lĩnh vực dịch vụ Nhật Bản giảm từ 47. 3 điểm xuống 45.3 điểm trong tháng 9. Đây là tháng suy giảm thứ 2 liên tiếp do đồng JPY vẫn còn đứng ở mức cao và mối lo ngại về đà phục hồi của nền kinh tế toàn cầu.

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 9 tháng đầu năm tại Hàn Quốc tăng 4.3% so với cùng kỳ năm ngoái lên 7.58 tỷ USD nhờ dòng vốn đầu tư ổn định từ các quốc gia phát triển.

 

Nguồn: VietstockFinance

 

Lợi tức trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 tăng từ 2.07% lên 2.16%.

Trên thị trường Mỹ, đồng USD tăng so với đồng EUR, bảng Anh và đồng JPY.

Giá vàng giao tháng 12 trên sàn COMEX tại New York giảm 9.80 USD/oz (0.6%) xuống 1,661 USD/oz.

Giá dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 11 trên sàn NYMEX tăng 40 xu (0.5%) lên 85.81 USD/thùng.

 

Sơ lược các chỉ báo kinh tế công bố ngày 12/10:

Anh

- 15h30: Tỷ lệ thất nghiệp

Eurozone

- 16h00: Sản lượng công nghiệp

 

Sơ lược các chỉ báo kinh tế công bố ngày 12/10:

Anh

- 15h30: Tỷ lệ thất nghiệp

Eurozone

- 16h00: Sản lượng công nghiệp

Nguồn tin: Vietstock

ĐỌC THÊM