Tổ chức Lao động Quốc tế cảnh báo kinh tế thế giới đang bên bờ vực của một cuộc suy thoái việc làm sâu hơn trong khi Cơ quan Hợp tác và Phát triển Kinh tế cho rằng G20 cần có hành động mạnh đối với nền kinh tế.
Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) cảnh báo nền kinh tế thế giới đang đứng trước bờ vực của cuộc suy thoái việc làm sâu rộng hơn và điều này có thể dẫn đến bất ổn xã hội. ILO cho rằng phải mất ít nhất 5 năm nữa, số việc làm tại các nền kinh tế phát triển mới trở về các mức trước khủng hoảng. Theo ILO, 45 trong số 118 quốc gia mà tổ chức này khảo sát, rủi ro xảy ra bất ổn xã hội đang tăng cao.
Ông Angel Gurria, Tổng Thư ký của Cơ quan Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cho rằng các nhà lãnh đạo của G20 cần có hành động mạnh để duy trì đà phục hồi của nền kinh tế toàn cầu trong bối cảnh những bất ổn xung quanh triển vọng ngắn hạn gia tăng đáng kể.
OECD dự báo tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thực của G20 có thể tăng 3.9% trong năm nay, 3.8% trong năm 2012 và 4.6% trong năm 2013 nếu không có chính sách toàn diện nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng nợ Eurozone và duy trì các tài chính tài khóa tại Mỹ.
Theo OECD, tỷ lệ thất nghiệp của G20 sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao tại nhiều nền kinh tế phát triển với tỷ lệ bình quân 8.1% trong năm 2011, 8.2% trong năm 2012 và 8% trong năm 2013.
Hoạt động sản xuất tại bang Chicago tiếp tục tăng trưởng trong tháng 10 nhưng với tốc độ chậm hơn so với dự báo của các nhà kinh tế. Chỉ số quản lý thu mua (PMI) Chicago giảm từ 60.4 điểm trong tháng 9 xuống 58.4 điểm trong tháng 10, thấp hơn so với ước tính 58.9 điểm của các nhà kinh tế. Mức trên 50 cho thấy lĩnh vực này đang mở rộng.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và một số tổ chức khác cho rằng Brazil sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ 6 thế giới trong năm 2011 do cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã ảnh hưởng đến các cường quốc kinh tế lớn thế giới, trong đó có Anh. Theo đó, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2011 của Brazil đạt sẽ 2.44 ngàn tỷ USD, cao hơn so với mức 2.41 ngàn tỷ USD của Anh. Năm 2010, Brazil cũng đã vượt Ý để trở thành nền kinh tế lớn thứ 7 thế giới.
Lạm phát tại 17 quốc gia Eurozone đứng ở mức 3% trong tháng 10, không thay đổi so với tháng trước nhưng cao hơn so với dự báo giảm xuống 2.9% của các nhà kinh tế và mức trần gần 2% của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).
Trong khi đó, tỷ lệ thất nghiệp tăng lên 10.2% trong tháng 9, cao hơn so với mức 10.1% trong tháng 8 và trái với dự báo giảm xuống 10% của các nhà kinh tế.
Sản lượng công nghiệp của Hàn Quốc tăng 1.1% trong tháng 9, trái với mức sụt giảm 1.9% trong tháng 8 và dự báo giảm 0.4% của 8 nhà kinh tế trong cuộc thăm dò của Bloomberg. So với cùng kỳ năm ngoái, sản lượng công nghiệp tăng 6.8%, mạnh hơn mức đã được điều chỉnh trong tháng trước là 4.7%.
Tỷ lệ thất nghiệp của Singapore bất ngờ giảm từ 2.1% trong quý 2 xuống còn 2% trong quý 3 khi các công ty trong lĩnh vực dịch vụ và xây dựng tăng cường tuyển dụng. Kết quả trên tốt hơn so với dự báo bình quân 2.3% của 8 nhà kinh tế trong cuộc khảo sát của Bloomberg. Trong quý vừa qua, nền kinh tế Singapore tạo thêm 32,300 việc làm, cao hơn so với mức 24,800 trong quý trước.
Nguồn: VietstockFinance |
Lợi tức trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm giảm từ 2.31% xuống 2.18%.
Trên thị trường Mỹ, đồng USD tăng hơn 2% so với đồng EUR, vọt hơn 3% so với đồng JPY. Đồng bạc xanh cũng tăng so với đồng bảng Anh.
Đà tăng mạnh của đồng USD sau động thái can thiệp tiền tệ của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) đã gây sức ép đối với các loại hàng hóa yết giá bằng USD.
Giá vàng giao tháng 12 trên sàn COMEX tại New York trượt 22 USD/oz (1.3%) xuống 1,725.20 USD/oz.
Giá dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 11 trên sàn NYMEX giảm 13 xu (0.1%) xuống 93.19 USD/thùng.
Sơ lược các chỉ báo kinh tế công bố ngày 01/11: Anh - 15h00: Giá nhà ở toàn quốc - 17h30: GSP quý 3 Mỹ: - 22h00: Chi tiêu xây dựng - 22h00: ISM sản xuất |
Sơ lược các chỉ báo kinh tế công bố ngày 01/11:
Anh
- 15h00: Giá nhà ở toàn quốc
- 17h30: GSP quý 3
Mỹ:
- 22h00: Chi tiêu xây dựng
- 22h00: ISM sản xuất
Nguồn tin: Vietstock