Kinh tế - tài chính thế giới | Nội dung |
Tăng trưởng - Lạm phát | Hoa Kỳ: Trong quý II/2017, GDP của Hoa Kỳ tăng 2,6% so với cùng kỳ năm 2016, cao hơn mức tăng trưởng 1,2% của quý I/2017, trong bối cảnh người tiêu dùng đẩy mạnh chi tiêu và các doanh nghiệp tăng cường đầu tư vào máy móc và thiết bị.(Theo Bộ Thương mại Hoa Kỳ ngày 28/7) Anh: Kinh tế Anh tăng trưởng 1,7% trong năm 2017 và 1,6% vào năm 2018, thấp hơn so mức tăng trưởng tương ứng là 1,9% và 1,7% (dự báo đưa ra vào tháng 5/2017), do những bất ổn liên quan đến tiến trình đàm phán Brexit. Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2019 được giữ nguyên ở mức 1,8%.(Theo Ngân hàng Trung ương Anh - BoE ngày 03/8) Canada: Trong tháng 5/2017, GDP của Canada tăng 0,6% so với tháng trước, cao hơn mức dự báo tăng 0,2% của các nhà kinh tế. So với cùng kỳ năm 2016, kinh tế Canada tăng trưởng 4,6% - cao nhất kể từ tháng 10/2000, do ngành năng lượng tăng trưởng mạnh và tác động từ việc Ngân hàng Trung ương Canada (BoC) lần đầu tiên trong 7 năm qua tăng lãi suất liên ngân hàng. Các nhà kinh tế dự báo, tốc độ tăng trưởng kinh tế Canada đạt 3% trong năm 2017, cao hơn so với mức dự báo tăng 2% đưa ra vào tháng 01/2017. (Theo Cơ quan Thống kê Canada ngày 28/7) Eurozone: Trong tháng 7/2017, lạm phát của Eurozone tăng 1,3% so với cùng kỳ năm 2016, bằng mức tăng của tháng 6/2017. Lạm phát cơ bản (không bao gồm giá thực phẩm chưa qua chế biến và năng lượng) cũng tăng 1,3%, cao hơn mức tăng 1,2% của tháng 6/2017 và là mức cao nhất trong 4 năm qua.(Theo Cơ quan Thống kê Liên minh châu Âu - Eurostat ngày 31/7) Hàn Quốc: Trong tháng 7/2017, lạm phát của Hàn Quốc tăng 2,2% so với cùng kỳ năm 2016, cao hơn mức tăng 1,9% của tháng 6/2017 và 2% theo dự báo của thị trường. Đây là lần đầu tiên trong vòng 4 tháng qua, tỷ lệ lạm phát của Hàn Quốc cao hơn mục tiêu 2% của Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc. (Theo Văn phòng Thống kê Hàn Quốc ngày 01/8) |
Chứng khoán | - Chứng khoán Hoa Kỳ: Chỉ số thị trường chứng khoán trong tuần qua tăng/giảm trái chiều. Tính chung cả tuần (31/7 - 04/8/2017), chỉ số Dow Jones; S&P 500 tăng lần lượt 2,38% và 0,17%, Nasdaq Composite giảm 0,57% so với chốt phiên giao dịch cuối tuần trước (28/7/2017). Trong ngày giao dịch ngày 04/8/2017 so với phiên giao dịch hôm trước, các chỉ số: + Chỉ số Nasdaq tăng 11,22 điểm (0,18%) lên 6.351,56 điểm. + Chỉ số S&P 500 tăng 4,67 điểm (0,19%) lên 2.476,83 điểm. + Chỉ số Dow Jones tăng 66,71 điểm (0,3%) lên 22.092,81 điểm. - Chứng khoán châu Á: Tính chung cả tuần, MSCI châu Á - Thái Bình Dương tăng 0,7 điểm (0,36%). Trong ngày giao dịch cuối tuần (04/8/2017) so với phiên giao dịch hôm trước, các chỉ số: + Kospi (Hàn Quốc) tăng 8,6 điểm (0,36%) lên 2.395,45 điểm. + Hang Seng (Hong Kong) tăng 31,67 điểm (0,12%) lên 27.562,68 điểm. + Shanghai Composite (Trung Quốc) giảm 45,69 điểm (-0,33%) xuống 3.262,08 điểm. + S&P/ASX 200 (Australia) giảm 14,5 điểm (-0,25%) xuống 5.720,6 điểm. + Nikkei 225 (Nhật Bản) giảm 76,93 điểm (-0,38%) xuống 19.952,33 điểm. |
Dầu mỏ | Tuần từ 31/7 - 04/8/2017, giá dầu WTI và Brent tăng tương ứng 8,32% và 9,07%. Chốt phiên giao dịch cuối tuần (04/8/2017), giá dầu kỳ hạn giao tháng 9/2017: - WTI trên sàn New York Mercantile Exchange tăng 0,55 USD (1%) lên 48,91 USD/thùng. - Brent trên sàn ICE Futures Europe tăng 0,41 USD (0,78%) lên 52,42 USD/thùng. |
Chỉ số giá | Trong tháng 7/2017, chỉ số giá lương thực trên thế giới tăng 10,2% so với cùng kỳ năm 2016, đạt bình quân 178,1 điểm - tháng tăng thứ ba liên tiếp và cao nhất kể từ tháng 01/2015, . Trong đó, chỉ số giá ngũ cốc tăng 5,1% so với tháng 6/2017; chỉ số các mặt hàng thiết yếu hằng ngày tăng 3,6%. (Theo Tổ chức Nông Lương Liên Hợp quốc - FAO ngày 03/8) |
Châu Âu | Eurozone: - Trong tháng 6/2017, tỷ lệ thất nghiệp của Eurozone đạt 9,1%, thấp hơn 9,2% của tháng 5/2017 và 10,1% của cùng kỳ năm 2016. Đây là mức thấp nhất kể từ tháng 02/2009, cho thấy sự phục hồi mạnh của nền kinh tế Eurozone và tạo thêm cơ sở để Ngân hàng Trung ương châu Âu có thể bắt đầu thắt chặt chính sách tiền tệ trong thời gian tới. (Theo Eurostat ngày 31/7) - Trong tháng 6/2017, doanh số bán lẻ của Eurozone tăng 0,5% so với tháng trước và tăng 3,1% so với cùng kỳ năm 2016, cao hơn các mức tương ứng là 0,1% và 2,6% (dự báo của Reuters). Đây cũng là mức cao nhất trong năm 2017. Các chuyên gia kinh tế dự báo, với tỷ lệ lạm phát tiếp tục ở mức thấp 1,3% trong tháng 7/2017, doanh số bán lẻ sẽ tiếp tục tăng mạnh trong tháng 7/2017, giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Eurozone trong quý III/2017. (Theo Eurostat ngày 03/8) - Trong tháng 7/2017, chỉ số nhà quản trị mua hàng - PMI lĩnh vực sản xuất của Eurozone đạt 56,6 điểm, thấp hơn so với 57,4 điểm của tháng 6/2017, tuy nhiên chỉ số trên cho thấy, lĩnh vực sản xuất tại khu vực đang được mở rộng vững chắc, với số lượng đơn đặt hàng mới ổn định và dự báo sẽ tiếp tục tăng trong tháng 8/2017. (Theo Công ty IHS Markit ngày 01/8) Anh: - Brexit sẽ đẩy chi phí của hoạt động ngân hàng tại Anh tăng 2 - 4% và nhu cầu về vốn tăng 30%; ngành tài chính bị mất khoảng 31.000 - 35.000 việc làm, trong đó riêng lĩnh vực ngân hàng mất 12.000 - 17.000 việc làm. Trong trường hợp trung tâm thanh toán bù trừ đồng EUR chuyển sang Eurozone, các ngân hàng có thể sẽ mất 40.000 việc làm.(Theo nghiên cứu đánh giá về tác động của Brexit của Công ty tư vấn Oliver Wyman ngày 01/8) |
Hàn Quốc | Trong tháng 7/2017, thặng dư thương mại của Hàn Quốc đạt 10,65 tỷ USD, cao hơn so với mức thặng dư 7,51 tỷ USD của cùng kỳ năm 2016. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu tăng 19,5% so với cùng kỳ năm 2016 lên 48,85 tỷ USD; kim ngạch nhập khẩu tăng 14,5% lên 38,2 tỷ USD. (Theo Văn phòng Thống kê Hàn Quốc ngày 01/8) |
Australia | Trong tháng 6/2017, thặng dư thương mại của Australia đạt 0,86 tỷ AUD, giảm 58% so với mức thặng dư 2,02 tỷ AUD của tháng 5/2017 và thấp hơn mức 1,8 tỷ AUD theo dự báo của thị trường. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu giảm 1% so với tháng trước xuống còn 31,78 tỷ AUD; kim ngạch nhập khẩu tăng 2% lên 30,92 tỷ AUD. (Theo Văn phòng Thống kê Australia ngày 03/8) |
BRICS | Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới - BRICS (gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi) đã thống nhất tăng cường quan hệ thương mại và đầu tư, bảo vệ và phát triển hệ thống thương mại đa phương, cam kết chống chủ nghĩa bảo hộ. Ngoài ra, Bộ trưởng Thương mại các nướcBRICScũng thông qua hướng dẫn hợp tác về quyền sở hữu trí tuệ giữa 5 nước thành viên của nhóm.(Theo Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Chung Sơn ngày 02/8) |
Hoa Kỳ | Trong tháng 6/2017, chi tiêu tiêu dùng(chiếm hơn 2/3 nền kinh tế Hoa Kỳ) tăng 0,1%, thấp hơn mức tăng 0,2% của tháng 5/2017. Trong khi đó, chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân - PCE (thước đo lạm phát của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ - FED) không đổi. Theo các chuyên gia kinh tế, các chỉ số trên cho thấy nền kinh tế Hoa Kỳ sẽ tăng trưởng với tốc độ vừa phải trong quý III/2017.(Theo Bộ Thương mại Hoa Kỳ ngày 01/8) |
Trong tháng 7/2017, PMI lĩnh vực sản xuất của Hoa Kỳ đạt 53,3 điểm, cao hơn mức 52 điểm của tháng 6/2017 và là mức cao nhất trong vòng 4 tháng qua, do sản lượng sản xuất và các đơn đặt hàng mới tăng, trong bối cảnh niềm tin kinh doanh của các công ty sản xuất tại Hoa Kỳ đạt mức cao nhất trong 6 tháng qua.(Theo Công ty IHS Markit ngày 01/8) | |
Trong tuần từ ngày 24 - 29/7, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp tại Hoa Kỳ giảm 5 nghìn đơn xuống còn 240 nghìn đơn, thấp hơn so với 242 nghìn đơn (dự báo của thị trường). Trong khi đó, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp trung bình của 4 tuần giảm 2,5 nghìn đơn xuống 241,750 nghìn đơn, cho thấy sự tăng trưởng vững chắc của thị trường lao động . (Theo Bộ Lao động Hoa Kỳ ngày 03/8) | |
Trung Quốc | Trong tháng 7/2017, chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) của Trung Quốc đạt 51,9 điểm, cao hơn mức 51,1 điểm của tháng 6/2017 và là mức cao nhất trong 4 tháng. Trong đó, PMI lĩnh vực sản xuất đạt 51,1 điểm, cao hơn mức 50,4 điểm của tháng 6/2017 và là mức cao nhất kể từ tháng 3/2017. PMI lĩnh vực dịch vụ đạt 51,5 điểm, thấp hơn mức 51,6 điểm của tháng 6/2017 và là mức thấp nhất kể từ tháng 5/2016. Sự suy giảm trong ngành dịch vụ cho thấy tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc vẫn dựa vào ngành công nghiệp nặng và các giải pháp kích thích của Chính phủ . (Theo Công ty Markit ngày 03/8) |
Nhật Bản | Trong tháng 7/2017, chỉ số PMI sản xuất của Nhật Bản đạt 52,1 điểm, thấp hơn so với 52,4 điểm của tháng 6/2017 và là mức thấp nhất trong vòng 8 tháng qua, do các đơn hàng xuất khẩu sụt giảm. Tuy nhiên, lĩnh vực sản xuất của Nhật Bản được dự báo sẽ tiếp tục mở rộng trong thời gian tới, do việc chuẩn bị cho Thế vận hội Tokyo vào năm 2020. (Theo Reuters ngày 01/8) |
Chính sách | Ngân hàng Dự trữ Australia - RBA quyết định giữ nguyên lãi suất ở mức 1,5% và cảnh báo việc đồng nội tệ (AUD) tăng giá sẽ dẫn đến sự phục hồi chậm hơn trong hoạt động kinh tế và lạm phát của nước này. Đồng AUD tăng hơn 11% trong năm 2017, cản trở nỗ lực của RBA trong việc chuyển đổi nền kinh tế sang tăng trưởng dựa vào xuất khẩu, giáo dục và du lịch thay vì dựa nhiều vào khai mỏ như những năm trước đây.(Theo RBA ngày 01/8) |
Ngân hàng Trung ương Anh quyết định giữ nguyên lãi suất ở mức thấp kỷ lục 0,25% (áp dụng kể từ tháng 8/2016), đồng thời giữ nguyên các chương trình thu mua tài sản (trái phiếu) hiện hành, trong bối cảnh triển vọng kinh tế Anh chưa vững chắc khi nước này đang bước vào các vòng đàm phán Brexit. (Theo BoEngày 03/8) | |
Ngân hàng Trung ương Ấn Độ quyết định cắt giảm lãi suất cơ bản từ 6,2% xuống 6%- mức thấp nhất kể từ năm 2010 - để hỗ trợ phục hồi nền kinh tế nước này sau động thái siết chặt tiền mặt của Thủ tướng Narendra Modi, phù hợp với dự báo của các nhà kinh tế. (Theo Ngân hàng Trung ương Ấn Độ ngày 02/8) | |
Đàmphán - Ký kết | Canada và Ukraine: Hiệp định Thương mại tự do Canada - Ukraine (CUFTA) chính thức có hiệu lực từ ngày 01/8, dự kiến sẽ thúc đẩy hoạt động thương mại song phương cũng như gia tăng đầu tư và tạo việc làm ở Ukraine. CUFTA có hiệu lực sẽ dỡ bỏ ngay thuế quan đối với 98% mặt hàng xuất khẩu của Ukraine sang Canada (chủ yếu là các mặt hàng nông nghiệp, hóa chất, luyện kim và sản xuất/lắp ráp máy móc) và 72% hàng hóa nhập khẩu từ Canada vào Ukraine (chủ yếu là cá và hải sản, sắt thép, mỹ phẩm và sản phẩm điện tử). (Theo TTXVN ngày 01/8) Ấn Độ và Trung Quốc: Bộ trưởng Bộ Công thương Ấn Độ Nirmala Sitharaman và Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Chung Sơn đã có cuộc đàm phán về việc thúc đẩy quan hệ đối tác đầu tư, thương mại giữa Ấn Độ và Trung Quốc theo hướng cân bằng và bền vững. Cụ thể, Bộ trưởng Sitharaman tìm kiếm sự hỗ trợ của Bộ Thương mại Trung Quốc trong việc giảm thâm hụt thương mại, tạo nhiều điều kiện tiếp cận thị trường hơn nữa và hình thành một sân chơi bình đẳng cho các sản phẩm công nghệ thông tin, dược phẩm và nông nghiệp của Ấn Độ tại Trung Quốc.(Theo Hãng Thông tấn Ấn Độ PTI ngày 01/8) |
Nhận định chuyên gia | Phó Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ - FED, Stanley Fischer (31/7): Sự thiếu ổn định trong các chính sách của Hoa Kỳ liên quan tới vấn đề cải cách thuế và chương trình chăm sóc sức khỏe đã tác động tới đầu tư của các doanh nghiệp, từ đó góp phần dẫn tới tình trạng lãi suất được duy trì ở mức thấp, tác động bất lợi tới sự ổn định tài chính . Quỹ Tiền tệ Quốc tế - IMF (01/8): Kinh tế Nhật Bản tăng tốc trong 5 quý liên tiếp và tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống mức thấp kỷ lục, tuy nhiên để hoàn toàn thoát khỏi tình trạng giảm phát, Nhật Bản cần cải tổ hơn nữa cấu trúc nền kinh tế. Theo đó, trọng tâm ưu tiên là các giải pháp tạo điều kiện thuận lợi để hệ thống tiền tệ phục hồi và đẩy tăng trưởng. |
Nguồn tin: Tài chính