Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Kinh tế - Tài chính thế giới tuần qua

Các ngân hàng châu Âu vẫn khan USD trầm trọng, hội nghị thượng đỉnh châu Âu kết thúc gần như trong bế tắc, ECB hạ lãi suất cơ bản xuống mức tương đương thời khủng hoảng tài chính toàn cầu…
Ngân hàng châu Âu khan USD trầm trọng

Nhu cầu tiền mặt của các ngân hàng châu Âu tiếp tục tăng cao trong tuần này, nó cho thấy nguồn cung USD vẫn hạn chế ngay cả sau khi 6 Ngân hàng Trung ương lớn nhất thế giới cùng hợp tác can thiệp vào thị trường.

Các công ty kinh doanh vàng cho biết ngân hàng châu Âu, chủ yếu ngân hàng Đức và Pháp, trong tuần qua liên tục cho vay vàng để đổi lấy USD.

Tình trạng này đã đẩy lãi suất vàng (gold leasing rate - lãi suất vay vàng đổi lấy USD) xuống mức thấp kỷ lục (theo số liệu của Thomson Reuters). Lãi suất vàng thời hạn 1 tháng rơi xuống mức thấp kỷ lục -0,57% trong phiên ngày thứ Ba. Như vậy thực tế các ngân hàng sẽ phải trả tiền để có được tiếp cận với nguồn cung USD ở mức tiền chi trả khoảng 0,57%.

Ngân hàng Trung ương một số nước tại châu Âu sẵn sàng cho khả năng eurozone sụp đổ

Một số Ngân hàng Trung ương tại châu Âu đã bắt đầu tính đến các kế hoạch để chuẩn bị sẵn sàng cho khả năng sẽ có một số nước rời khu vực đồng tiền chung châu Âu hoặc liên minh tiền tệ này tan vỡ hoàn toàn.

Dấu hiệu đầu tiên, vài Ngân hàng Trung ương đã tính đến việc in đồng tiền riêng trở lại. Từ khi đồng euro bắt đầu đưa vào lưu hành vào tháng 1/2002, họ chưa hề làm việc này.

Ít nhất, Ngân hàng Trung ương Ireland đang tính toán xem liệu họ có cần phải đảm bảo cho các máy in một khi phải in tiền.

Bên ngoài khu vực đồng tiền chung châu Âu, nhiều Ngân hàng Trung ương thuộc Liên minh châu Âu đang tính đến các biện pháp bảo hộ để phòng ngừa cho khả năng nếu khu vực đồng tiền chung tan rã. Có Ngân hàng Trung ương, ví như Thụy Sỹ, đã tính đến việc thay đổi đồng tiền neo tỷ giá để giữ đồng tiền của họ ở mức ổn định.

EU sẽ cắt viện trợ cho 19 nền kinh tế đang phát triển

Ủy ban châu Âu ngày 7/12 đã quyết định kể từ năm 2014 sẽ cắt viện trợ cho 19 nền kinh tế đang phát triển, trong đó có Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil.

Quyết định này đạt được trong bối cảnh có nhiều thay đổi đối với việc chi tiêu cho các quốc gia khác vì phải thích ứng với việc lập kế hoạch ngân sách dài hạn phù hợp với các điều kiện tài chính ngặt nghèo hơn và sự phát triển của các nước này.

Liên minh châu Âu gồm 27 thành viên hiện là đối tác tài trợ lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 50% tổng số vốn tài trợ toàn cầu đạt tới 53,8 tỷ euro (72 tỷ USD) trong năm ngoái. Ủy ban châu Âu quản lý khoảng 20% số tài trợ này, tức khoảng 11 tỷ euro.

Trong thời gian khoảng từ 2007-2013, khoảng 980 triệu euro được dành cho Nam Phi, 470 triệu euro dành cho Ấn Độ, 170 triệu euro cho Trung Quốc và 61 triệu euro cho Brazil.

James Chanos: Moody và S&P hoàn toàn sai lầm về Trung Quốc

Ông James Chanos, chuyên gia quản lý quỹ và là người bao lâu nay vẫn hoài nghi về câu chuyện tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc, vẫn giữ quan điểm bi quan của ông về nước này và cho rằng tổ chức xếp hạng tín dụng Moody và S&P đã sai lầm khi có quan điểm tích cực về Trung Quốc.

Chuyên gia bán khống cho biết ông rất ngạc nhiên khi S&P sẵn sàng hạ xếp hạng tín dụng của nước như Mỹ và phần đông các nước châu Âu trong khi đó lại không hề làm gì ảnh hưởng đến Trung Quốc và các ngân hàng nước này.

Ông nói: “Thực tế sự chấn động đang diễn ra. Ai cũng thừa nhận khối lượng giao dịch đang sụt giảm. Chúng ta cũng đã từng chứng kiến điều này tại Las Vegas và Florida trước khi kinh tế chấn động, và sau đó khối lượng giao dịch sụt giảm. Chúng tôi đang bán cổ phiếu của tất cả các đối tượng nào liên quan đến bong bóng bất động sản Trung Quốc.” Thời gian gần đây, ông quan tâm đến các ngân hàng Trung Quốc, ông chỉ ra họ đã cấp rất nhiều khoản vay rủi ro mà không có đủ vốn hoạt động.

PwC dự báo về 4 kịch bản có thể xảy đến với khu vực đồng tiền chung châu Âu năm 2012

4 kịch bản mà PwC đưa ra bao gồm:

Chính sách nới lỏng tiền tệ: ECB sẽ đưa ra chương trình nới lỏng tiền tệ với sự hỗ trợ từ Kênh bình ổn tài chính châu Âu (EFSF)

Vỡ nợ một cách có trật tự: Nhóm nước dễ chịu tổn thương sẽ tái cơ cấu nợ thông qua các vụ vỡ nợ tự nguyện để đưa nợ về mức kiểm soát được.

Hy Lạp rời khu vực đồng tiền chung châu Âu: Hy Lạp sẽ không còn tồn tại trong khu vực đồng tiền chung châu Âu và chính phủ các nước còn lại thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu cam kết bảo vệ nhóm thành viên còn lại.

Khối liên minh tiền tệ mới: Nhóm nước có chính sách tài khóa và tiền tệ tốt sẽ cùng hợp tác với nhau trong liên minh mới. Nhóm nước dễ chịu tổn thương rời khu vực đồng tiền chung.

ECB hạ lãi suất xuống mức thấp kỷ lục 1%

Ngân hàng Trung ương châu Âu hạ lãi suất chủ chốt đến tháng thứ 2 liên tiếp và có thể sẽ tiếp tục tiến hành các biện pháp để kích thích tín dụng ngân hàng và ngăn suy thoái kinh tế.

Các nhà hoạch định chính sách thuộc ECB hạ lãi suất cơ bản đồng euro xuống mức thấp kỷ lục 1% từ mức 1,25% trước đó. Mức 1% thấp kỷ lục đã từng được duy trì trong suốt thời kỳ khủng hoảng tài chính thế giới.

Ngoài ra, ECB có thể nới lỏng các quy định về tài sản đảm bảo để giúp các ngân hàng có thể tiếp cận được với nguồn vốn vay giá rẻ và cung cấp các khoản vay dài hạn cho các ngân hàng.

Năm 2012, đầu tư vào đồng tiền nào sinh lời nhiều nhất?

Mạng tin Tiền tệ buổi sáng (www.Moneymorning.com) của Mỹ đưa ra báo cáo thường niên về triển vọng của các đồng tiền trên thế giới trong năm 2012, trong đó điểm danh những đồng tiền chứa ẩn nhiều rủi ro cũng như những đồng tiền có khả năng đem lại lợi nhuận cao cho các nhà đầu tư.

Theo báo cáo, các đồng tiền tiềm ẩn nguy cơ cao là đồng euro, đồng yen Nhật Bản và đồng bảng của Anh.

Đồng đôla Australia (AUD) và france Thuỵ Sĩ đều có tiềm năng trở thành nơi trú ẩn an toàn, nhưng cả hai đồng tiền này đã tăng mạnh trong năm 2011 và Ngân hàng quốc gia Thuỵ Sĩ đã quyết định in thêm tiền nhằm chặn đà tăng giá của đồng nội tệ.

Theo nhận định của giới chuyên gia, trong năm 2012 tới, các nhà đầu tư nên chú trọng tới ba đồng tiền là đồng đôla Canada (CAD), đồng peso của Chile và đồng won của Hàn Quốc.

Nguồn tin: TTVN

ĐỌC THÊM