Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Kinh tế thế giới 10 năm nhìn lại

Lúc 1 giờ 45 sáng 15-9-2008, ngân hàng đầu tư 164 tuổi Lehman Brothers tuyên bố phá sản ở New York. Đến ngày tiếp theo, chính phủ Mỹ đồng ý giải cứu AIG, một trong những công ty bảo hiểm lớn nhất thế giới. (Merrill Lynch, công ty môi giới khổng lồ, bị áp lực phải bán lại cho Ngân hàng Bank of America, chỉ vài giờ trước khi Lehman sụp đổ). Kế đến, Golman Sachs và Morgan Stanley, hai ngân hàng đầu tư hàng đầu thế giới phải nhờ Cục Dự trữ Liên bang giải cứu.

 

Nợ quốc gia: Tăng 142%. Tình trạng thất nghiệp: Tăng 140%

Cho đến tháng 10-2010, tỉ lệ thất nghiệp ở Mỹ là 9,6%; so với tháng 1-2000, tỉ lệ này chỉ có 4%. Thu nhập của tầng lớp trung lưu đã tăng lên trong một thập niên. Emmanuel Saez, giáo sư kinh tế Đại học California, Berkeley, tính toán từ năm 2002 đến 2007, 1% những gia đình giàu nhất nước Mỹ chiếm 65% tổng phát triển thu nhập.

Vào đầu thập niên 2000, xuất hiện bóng của thảm họa Y2K với hàng tỷ sự cố chương trình máy vi tính. Cả thế giới lo sợ sự cố lầm lẫn về cách đọc năm theo hai số cuối sẽ khiến cho toàn bộ những máy vi tính toàn cầu không thể phân biệt được các năm, kéo theo những phương diện khác cũng bị ảnh hưởng lớn như ngân hàng, hệ thống không lưu... Thế giới đã tiêu tốn hàng tỷ đô la để khắc phục sự cố Y2K, để rồi rốt cục không có gì xảy ra cả.

Những quyền lực về tiến bộ công nghệ toàn cầu - đặc biệt với sự phát triển của Trung Quốc, quốc gia được xem như cửa hàng của thế giới - đã kết hợp sự nổi trội của sản phẩm đi đôi với giá thành hạ. Công nghệ thông tin và sự có mặt của Internet ở khắp mọi nơi đã tạo nên khả năng chia sẻ thông tin rộng lớn mà đại học New York gọi đó là “sự thặng dư nhận thức”.

Trong thập niên qua, có những quốc gia đột ngột vươn lên như Trung Quốc và Ấn Độ, đã trở thành những bộ phận quan trọng trong kinh tế toàn cầu. Brazil đang trở thành vùng trồng ngũ cốc của một nửa thế giới. Và có lẽ ấn tượng nhất, châu Phi đã có một thập niên thành công nhất kể từ thời thuộc địa cho đến nay. Lục địa này đã phát triển với tốc độ gấp hai lần so với các thập niên 1980 và 1990.

Hiệu quả tích lũy của tất cả những động thái này là hàng trăm triệu người đã thoát khỏi cảnh nghèo. Mặc dù suy thoái kinh tế đã ảnh hưởng lớn đến thương mại và giá hàng hóa, Liên hiệp quốc vẫn có thể báo cáo rằng trong năm nay thế giới đang thuận lợi trên đường đạt tới mục tiêu phát triển Thiên Niên Kỷ với đích nhắm giảm được một nửa số người nghèo trong thời gian 25 năm, từ 1990 - 2015.

Nếu 2010 được xem là năm của sự đổi mới và lạc quan, liệu nhân loại có thể tiếp tục tiến tới tương lai trong chiều hướng tương tự?

Nguồn: ĐSCT

ĐỌC THÊM