Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Kinh tế thế giới hồi phục không đồng đều sau khủng hoảng

Theo giới phân tích, sự phục hồi không đồng đều là vấn đề căn bản mà thế giới đang đối mặt trong giai đoạn hậu khủng hoảng. 
 

 

 

 

Đà phục hồi của kinh tế toàn cầu đã chậm lại kể từ Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Toronto (Canada) tháng 6/2010. Nhà kinh tế trưởng về Trung Quốc Wang Qing của Morgan Stanley nói kinh tế Mỹ và châu Âu đang mất đi động lực. Trong khi các nước phát triển đối mặt với những khó khăn trong tương lai gần, các nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil lại đang tăng trưởng mạnh mẽ.   

Dự báo chung về tăng trưởng kinh tế của Khu vực đồng tiền chung euro (Eurozone), Mỹ và Nhật Bản được đưa ra tháng 10 vừa qua tồi hơn dự báo hồi tháng 5/2010. Thị trường nhận định tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nền kinh tế này trong năm 2011 sẽ chậm hơn năm 2010. 

Với các số liệu kinh tế yếu kém, tăng trưởng của kinh tế Mỹ trong năm 2010 được dự báo bi quan hơn. Tuy nhiên, ông Wang Qing cho rằng nền kinh tế lớn nhất thế giới đang phục hồi ổn định, vì vậy, không thể xảy ra suy thoái kép, mặc dù quá trình phục hồi sẽ kéo dài. Tăng trưởng GDP của Mỹ trong năm 2011 có thể vượt 2%. Để kích thích đà phục hồi kinh tế, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã thông báo đợt nới lỏng tiền tệ thứ hai. 

Tăng trưởng kinh tế Eurozone trong năm nay sẽ cao  hơn so với dự đoán ban đầu, do lo ngại về cuộc khủng hoảng nợ đã giảm bớt, song mức tăng trưởng dự kiến của khu vực sẽ vẫn là tồi tệ nhất trong các nền kinh tế phát triển. 

Nhà kinh tế trưởng về Trung Quốc đại lục Ma Jun của Deutsche Bank cũng cho rằng tăng trưởng kinh tế toàn cầu có thể chậm lại trong năm tới, song không có rủi ro suy thoái kép. Tốc độ tăng trưởng của kinh tế toàn cầu dự kiến đạt 4,5% trong năm nay và 3,8% trong năm tới.

Với sự phục hồi không đồng đều và tình trạng mất cân đối về thương mại toàn cầu, các nhà phân tích cho rằng các nước phát triển và mới nổi cần có sự phối hợp trong chính sách. Ông Ma nói điều quan trọng lúc này là tất cả các nước không thể hưởng lợi từ tổn thất của các nước khác trong việc đưa ra các chính sách thương mại và tiền tệ. 

Theo ông Ma, trọng tâm chú ý của thị trường đang đặt vào chính sách nới lỏng tiền tệ lần thứ hai của Mỹ- chính sách nhằm thúc đẩy kinh tế nước này, song đồng thời cũng có thể khiến đồng USD mất giá hơn nữa, tác động tới xuất khẩu của các nước khác và dẫn tới dòng chảy vốn vào các nước đang phát triển. 

Ông Wang cho rằng chính sách tiền tệ hiện nay của các nước phát triển đã làm tăng thanh khoản trên toàn cầu, khiến cho tình thế kinh tế trong nước của các nước đang phát triển "vênh" so với môi trường chính sách toàn cầu. Trong bối cảnh đó, các nền kinh tế mới nổi cần thắt chặt chính sách hơn nữa. 
    
Một số nhà phân tích cho rằng sự phân bố ảnh hưởng đối với kinh tế toàn cầu đang chuyển từ phương Tây sang phương Đông sau khủng hoảng. Các nước mới nổi ở châu Á, đặc biệt là Trung Quốc, đã trở thành động lực quan trọng  đối với tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Theo dự báo của Morgan Stanley, Trung Quốc sẽ đạt tăng trưởng kinh tế 9,5% trong năm 2011 và trong một thập kỷ tới, nước này sẽ duy trì đà tăng trưởng hàng năm ở mức 8%.

Giám đốc Robert Lawrence Kuhn của một ngân hàng đầu tư quốc tế cho rằng vai trò dẫn đầu của Trung Quốc đối với đà phục hồi kinh tế thế giới là đáng chú ý, nhưng sẽ là sai lầm nếu cho rằng Trung Quốc có thể giải quyết mọi vấn đề toàn cầu. 

Nguồn: Tamnhin.net

ĐỌC THÊM