Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Châu Âu thay mặt các ngân hàng trung ương toàn cầu đã cho biết nền kinh tế thế giới đang phục hồi tốt hơn dự kiến, thúc đẩy áp lực lạm phát tại các quốc gia mới nổi.
Theo nhóm các ngân hàng trung ương toàn cầu trong cuộc họp tại Basel, Thụy Sỹ, sự phục hồi đặc biệt mạnh tại các nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc, Brazil và Ấn Độ.
“Xét về kinh tế toàn cầu, sự phục hồi đã được khẳng đinh. Tăng trưởng xuất hiện, đặc biệt ấn tượng tại các nền kinh tế mới nổi”, ông Jean-Claude Trichet, chủ tịch nhóm các ngân hàng trung ương và Chủ tchj Ngân hàng Trung ương Châu Âu phát biểu tại hội nghị.
Ông Trichet cho biết bên cạnh tăng trưởng ấn tượng, các quốc gia mới nổi đang phát đối mặt với áp lực lạm phát đi kèm. Ngoài ra, giá lương thực đạt mức kỷ lục gần đây, theo ông, có thể tiếp tục nới rộng đà tăng giá của mình, gây ra một sự đe dọa cho sự phục hồi nếu các vụ mùa tiếp tục bị ảnh hưởng bởi thời tiết xấu.
Theo ông Trichet, nguy cơ lạm phát hiện diện như một điểm chung tại các quốc gia mới nổi, nó không phải là một vấn đề tại các quốc gia phát triển hiện nay.
“Rõ ràng đặc biệt quan trọng chúng ta cùng giữ kiểm soát kỳ vọng lạm phát, và kêu gọi những quyết định hợp lý.”
John Lipsky, phó Giám đốc của Quỹ Tiền tệ Quốc tế phát biểu ngày 4/1 rằng năm nay sẽ là năm “then chốt” cho sự phục hồi của kinh tế toàn cầu. Triển vọng của nền kinh tế, dù “hứu hẹn” nhưng vẫn bị “che phủ” bởi những rủi ro khủng hoảng tại các thị trường nợ quốc gia, sự thất bại trong việc giảm tỷ lệ thất nghiệp tại một số nền kinh tế phát triển và sự phát triển quá nóng tại một số quốc gia đang phát triển.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế dự báo tăng trưởng nền kinh tế thế giới sẽ chậm lại 4,2% trong năm nay thay vì mức 4,8% trong năm 2010. Trong khi các nền kinh tế phát triển sẽ tăng trưởng 2,2% thì các nền kinh tế đang phát triển sẽ đạt mức 6,4% trong năm nay với sự dẫn dăt của Trung Quốc.
Trong số các nền kinh tế phát triển, Châu Âu nói chung đã bị thụt lùi so với các quốc gia khác do những lo ngại trên thị trường về khối lượng nợ công khổng lồ và triển vọng tăng trưởng u ám.
Nguồn: Bloomberg/ AP