Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Kinh tế thế giới trong tuần: Khủng hoảng tăng trưởng

Kinh tế thế giới đâu đâu cũng thấy nói đến khủng khoảng, đến suy thoái và Tổng giám đốc WTO Pascal Lamy nói thêm khi kinh tế thế giới đang chuyển sang khủng hoảng tăng trưởng.

Điều này cũng dễ hiểu khi thế giới đang chứng kiến quá nhiều khủng hoảng, đó là khủng hoảng nợ công ở Mỹ và Châu Âu, khủng hoảng niền tin trên các thị trường tài chính và khủng hoảng “giải pháp” của của nhiều chính phủ khi không xử lý kịp thời các khó khăn đã và đang phát sinh…

Nhà kinh tế đoạt giải Nobel Paul Krugman cho rằng nguy cơ suy thoái toàn cầu đã tăng từ 30% lên 50% và cần rút các biện pháp thắt chặt tiền tệ sang chế độ nới lỏng.

Tất cả những dấu hiệu không thể lạc quan nêu trên đã đưa kinh tế thế giới quay trở lại tình trạng “tiền khủng hoảng” của năm 2008 và diễn biến từ nay đến cuối năm sẽ vô cùng bất ngờ, kịch tính và thực sự khó lường.

Kinh tế Mỹ:

Trong khi FED vẫn đang loay hoay chưa có dấu hiệu sẽ tung ra gói kích thích mới thì Tổng thống Obama đã “ra tay” trước khi đưa ra gói kích thích việc làm trị giá 447 tỷ USD. Đây là con số cao gấp rưỡi so với dự kiến ban đầu (khoảng 300 tỷ USD).

Theo dự kiến, đối tượng sẽ được 447 tỷ USD bơm vào là các khoản chi tiêu cơ sở hạ tầng, trợ cấp cho chính quyền địa phương và cắt giảm thuế…

Điều khác biệt so với QE2 do FED ban hành là các khoản mua trái phiếu để kích thích thị trường chứng khoán đã không thấy có trong chương trình.

Về tổng quan dư luận trong và ngoài nước có quan điểm đồng thuận và hy vọng được Quốc hội thông qua. Như vậy tài khóa năm 2012 sẽ có them lực đẩy quan trọng để xoay chuyển kinh tế Mỹ theo chiều hướng tốt hơn.

Cũng liên quan đến điều hành kinh tế Mỹ, dưới cách nhìn của một số chuyên gia thì Tổng thống Obama chưa “mạnh tay” trong các quyết sách về kinh tế khi gói kích thích kinh tế Mỹ chưa “hoàn hảo”, chưa tác động mạnh để FED ban hành những chính sách quyết liệt và hiệu quả cho kinh tế Mỹ và không có phương án “B” cho kinh tế Mỹ nếu rơi vào tình huống xấu…

Phê phán thì dễ nhưng cũng cần hiểu rằng kinh tế Mỹ hiện đang ở một trạng thái khác trước và xấu hơn trước, thậm chí sau gần 3 tháng kể từ khi QE2 kết thúc FED cũng chưa thể đưa ra tuyên bố định hướng cho kinh tế Mỹ trong tương lai gần.

Châu Âu:

Đối phó với lạm phát thì tăng lãi suất, đối phó với nợ công và khả năng suy thoái thì khả năng đưa lãi suất về trước thời điểm 7/4/2011là hoàn toàn có thể, đó là cách điều hành tiền tệ của ECB trong thời điểm vừa qua.

Lạm phát và suy thoái đều là 2 vấn đề khó mà Châu Âu gặp phải trong năm 2011 và việc điều hành tiền tệ nhằm giải quyết 2 nhiệm vụ “chiến lược” nêu trên quả thật không là điều dễ dàng cho ECB và châu Âu.

Mỗi thời điểm tăng giảm lãi suất đều được giải thích một cách rõ rằng nhưng tác động tích cực cho kinh tế toàn khối còn là vấn đề phải tranh luận nhiều.

Nhưng dưới áp lực của nợ công, của lạm phát và tăng trưởng thấp, ECB thực sự khó có nhiều lựa chọn để đưa ra các giải pháp mà thỏa mãn được các yêu cầu mà nhiều khi lại trái ngược và mâu thuẫn nhau.

Do vậy việc chỉ trích ECB nếu có cũng là điều dễ hiểu trong thời điểm hiện nay.

Trong khi đó, Chủ tịch EC Jose Manuel Barroso vẫn “nói cứng” khi cho rằng “Chúng tôi dự báo châu Âu sẽ không rơi trở lại vào suy thoái. Dự báo mới nhất của EC cho thấy nền kinh tế khu vực chắc chắn sẽ tăng trưởng”.

Dù tăng trưởng hay suy thoái thì năm 2011 vẫn là năm “không dễ dàng” cho châu Âu, nhận định này của ông Jose Manuel Barroso có lẽ vấn đúng hơn cả.

Nhật Bản:

GDP tiếp tục suy giảm và đồng Yên vẫn có xu hướng tăng là chủ đề không mới khi nói đến kinh tế Nhật Bản.

Theo thông báo, GDP quí 2 lại giảm 2,1% nếu so với quí 2/2010. Đây là con số cao hơn dự đoán chứng tỏ nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới tiếp tục lún sâu vào khó khăn và chưa thấy “có đường ra”.

Trong khi đó với tỷ giá cao khoảng 76 Yên/USD làm cho tân Nội các Nhật Bản phải nhóm họp và dự kiến sẽ đưa ra nhiều biện pháp khẩn cấp trong đó sẽ đưa vấn đề đồng Yên tăng giá vào hội nghị G7 sắp tới như là một giải pháp.

Tuy nhiên, để đạt được sự đồng thuận trong việc giảm giá đồng Yên là vấn đề không đơn giản không chỉ đối với Nhật Bản mà còn đối với các nước còn lại khi kinh tế mỗi nước đều gặp khó khăn nghiêm trọng.

Nếu không tìm được sự đồng thuận trong lĩnh vực tỷ giá, “chiến tranh tiền tệ” vẫn là nguy cơ không thể xem thường, đặc biệt trong thời điểm từ nay đế hết năm 2011.

Kinh tế thế giới khó khăn, đó là thực tế. Các giải pháp đưa ra chưa mang lại hiệu quả cũng là một thực tế nhưng quyết tâm chính trị phải mạnh mẽ và mạnh mẽ hơn nữa là đòi hỏi cua kinh tế thế giới ngày hôm nay.

Nguồn tin: Tamnhin

ĐỌC THÊM