Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Kinh tế thế giới vẫn lạc quan trong năm mới

Sự lạc quan đã trở lại với diễn đàn Kinh tế thế giới Davos, nhưng những vấn đề từ sự phát triển bất ổn trong thu nhập đối với kiểm soát kinh tế của khối EU vẫn duy trì sự tự tin trong tầm kiểm soát.

Những biến động mới ở châu Âu và của đồng đôla, lạm phát ở Trung Quốc và Ấn Độ, đều là những vấn đề được lên chương trình dự đoán. Cuộc nổi dậy ở Trung Đông, sự sụp đổ của chính quyền Tunisia và biến động chính trị ở Ai Cập, tất cả đều diễn ra khi Hội nghị Davos mới khai mạc.

Khi giá dầu leo thang cao hơn (có giai đoạn giá dầu thô chạm mức hơn 100USD/thùng) kéo theo giá lương thực và hàng hóa tăng vọt, gây ảnh hưởng với những nguy cơ đang khi cần phục hồi sự ổn định chính trị, đồng thời dự đoán một số những nguy cơ tiềm ẩn khác cũng có khả năng xảy ra.
 


Nga: các công ty phục vụ tiêu dùng như Ikea muốn khai thác vào thị trường nội địa khổng lồ

Tuy nhiên, những phiên họp thú vị nhất ở Davos năm nay lại không phải là những thị trường mới nổi, nhưng là viễn cảnh của thế giới đã phát triển thuộc khu vực Đại Tây Dương. Với những hồi ức về cứu trợ tài chính năm 2010 cho Hy Lạp và Ireland vẫn còn mới mẻ - và nỗi lo sợ sẽ gặp thêm rắc rối xảy ra tại Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha - những chiến lược gia châu Âu đang đặt ra một nhiệm vụ hàng đầu cho họ về phương diện này. Họ không chỉ phải thuyết phục những nhà đầu tư rằng các biện pháp thực hiện trong năm ngoái đã đem lại sự ổn định cho hệ thống tài chính; đáng kể hơn, họ còn phải tạo nên nhận thức rằng những chiến lược trong năm 2011 sẽ bảo đảm các vụ khủng hoảng tương tự không thể xảy ra một lần nữa.

Những chính sách nhằm nâng cao Quỹ Ổn định tài chính (FSF), gia tăng giám sát tài chính và những giải quyết ngân sách của các quốc gia thành viên thuộc khu vực đồng euro và nói chung, tạo được một khuôn khổ “cai quản kinh tế” ở châu Âu mà không hướng tới một chế độ “liên bang phát triển” vừa phức tạp vừa gây nhiều tranh cãi. 
 


Ấn Độ: một nhà hoạt động xã hội ở Hyderabad phản đối giá lương thực và nhiên liệu tăng cao, dẫn đến lạm phát

Đối với châu Âu trong năm 2011, câu hỏi cơ bản là liệu những quốc gia ngoài châu Âu và phần lớn những quốc gia bị nguy cơ biến động nợ chính phủ (khoản nợ do chính phủ đứng tên) có chịu hy sinh những triển vọng kinh tế ngắn hạn của họ để đổi lấy lợi ích duy trì vị thế thành viên dài hạn trong thế đứng thuận lợi chung của cả khu vực đồng euro hay không? Dựa trên những kinh nghiệm qua vụ Hy Lạp và Ireland cũng như sự cải tổ ở Tây Ban Nha, cho thấy họ có thể làm được.

Một câu hỏi tương tự cũng đặt ra cho Mỹ. Tại Davos, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Timothy Geithner đã lý luận rằng nước Mỹ đang trên đà phục hồi kinh tế và những cam kết của Tổng thống Obama đối với các chính sách khuyến khích sự đổi mới chính là chìa khóa đem lại sự thành công trong tương lai. Tuy vậy, ông Geithner vẫn chưa trình bày cụ thể về tiến trình phục hồi như thế nào. Ông nói, sự phát triển của nước Mỹ “không phải là một sự bùng nổ - nó không cung cấp một viễn cảnh thu nhỏ lại nhanh chóng tỉ lệ thất nghiệp”. Các công ty Mỹ có khuynh hướng vượt qua những giai đoạn khó khăn bằng cách phát triển lực lượng lao động, đặc biệt tại trong nước. Kết quả “người dân Mỹ sẽ được chứng kiến một quá trình giảm thiểu ôn hòa hơn về tình trạng thất nghiệp, được xem như những tác động để phục hồi kinh tế”.

Nguồn: CATP

ĐỌC THÊM