Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Kinh tế toàn cầu hồi phục chậm

Hãng AFP ngày 18-4 đưa tin, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã nâng mức dự báo tăng trưởng toàn cầu. Theo đó, IMF ước tính tăng trưởng thường niên toàn cầu sẽ đạt mức 3,5% trong năm nay và sẽ đạt 4,1% trong năm 2013, cao hơn so với các dự báo tương ứng 3,3% và 4% đưa ra hồi tháng 1.

Trung Quốc dẫn đầu tăng trưởng

Trong báo cáo, IMF nâng mức tăng trưởng dự báo cho các nền kinh tế tiên tiến lên 1,4% trong năm 2012. Dẫn đầu tăng trưởng trên toàn thế giới trong năm 2012 là Trung Quốc. Nước này đạt mức tăng trưởng 8,2%, cao hơn so với mục tiêu kiềm chế phát triển của Bắc Kinh ở mức 7,6%. Thái Lan và Nhật Bản cũng nằm trong số quốc gia có mức tăng trưởng nhanh do các hoạt động tái thiết sau thiên tai.

Trong khi đó, tăng trưởng của nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ được dự báo đạt 2,1% trong năm nay và 2,4% trong năm tiếp theo, cao hơn so với các dự báo tương ứng là 1,8% và 2,2% đưa ra trước đó.

Sắc xanh tại thị trường chứng khoán New York tiếp tục củng cố niềm tin phục hồi ở nền kinh tế lớn nhất thế giới.

IMF dự báo, kinh tế toàn cầu tiếp tục dễ tổn thương trước những rủi ro tiềm ẩn và sự phục hồi vẫn còn yếu ở các nền kinh tế tiên tiến. Dự báo toàn cầu được cải thiện một phần là do điều kiện tài chính có khá hơn và những lo ngại về khủng hoảng nợ ở châu Âu đã dịu bớt.

Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng suy thoái sẽ tiếp tục kìm kẹp khu vực châu Âu trong năm 2012, với nền kinh tế suy giảm 0,3% do khủng hoảng ở Italia và Tây Ban Nha trước khi tăng trưởng trở lại mức 0,9% năm 2013. Sức ép trên thị trường gia tăng đã đẩy chi phí vay mượn của Tây Ban Nha và Italia lên các mức rất cao.

Lần đầu tiên kể từ đầu tháng 12-2011, lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Tây Ban Nha đã vọt lên trên 6,1%, gần đến mức gây ra tình trạng hoảng loạn trên thị trường khi Italia rơi vào tình thế tương tự vào cuối năm ngoái. Trong khi đó, lãi suất trái phiếu cùng kỳ hạn của Italia ở mức gần 5,6%, so với mức lãi suất trái phiếu Bund có độ an toàn cao của Đức chỉ trên 1,6%. Giới phân tích cho rằng đó là những dấu hiệu cho thấy khủng hoảng nợ quay lại sau vài tháng tạm lắng.

Chứng khoán xanh, giá dầu tăng

Sau báo cáo khả quan của IMF, trong phiên giao dịch ngày 18-4, các nhà đầu tư đã tung ra hàng chục tỷ USD mua tài sản, khiến sắc xanh bao phủ thị trường chứng khoán Mỹ và châu Âu. Đây được coi là ngày gặt hái nhiều nhất trong vòng một tháng qua của các loại cổ phiếu chủ lực tại thị trường Mỹ.

Chỉ số công nghiệp Dow Jone của 30 tập đoàn công ty lớn tăng trung bình 194,13 điểm, tương đương 1,5%, lên 13.115,54 điểm. Nhóm cổ phiếu thuộc chỉ số Standard & Poor 500 đều tăng trung bình 1,6%, lên 1.390,78 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng mạnh nhất, tới 1,8%, lên 3.042,82 điểm.

Tại thị trường châu Âu, chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 1,8%, DAX của Đức tăng 2,7% và CAC 40 của Pháp tăng 2,7%. Ở thị trường châu Á, chỉ số chứng khoán tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Thượng Hải cũng có những phiên tăng điểm nhẹ.

Nỗi lo hiện nay đang tập trung vào giá dầu. Việc tạm dừng xuất khẩu của Iran tới các nền kinh tế tiên tiến nếu không được bù lại bằng các nguồn cung khác có thể sẽ đẩy giá dầu tăng lên 20 đến 30%, đưa nền kinh tế toàn cầu trở lại giai đoạn khủng khoảng những năm 1930.

Mỹ đã công bố những biện pháp thắt chặt kiểm soát giá dầu. Tổng thống Mỹ Barack Obama đã yêu cầu quốc hội cung cấp thêm ngân sách để ổn định thị trường xăng dầu và thảo luận việc gia tăng các biện pháp trừng phạt những kẻ đầu cơ trục lợi, cho phép chính phủ quyền giám sát chặt chẽ hơn đối với thị trường năng lượng.

Ông Obama đề xuất chi thêm 52 triệu USD cho Ủy ban Giao dịch hàng hóa kỳ hạn để kiểm soát thị trường xăng dầu, cải tiến kỹ thuật và tăng thêm số nhân công lao động.

Nguồn tin: SGGP

ĐỌC THÊM