Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Kinh tế toàn cầu: Khủng hoảng tăng trưởng

Kinh tế thế giới đang đối mặt với vấn đề nợ công và tăng trưởng chậm lại. Theo nhận định của chuyên gia, kinh tế toàn cầu đang đi từ khủng hoảng kinh tế tài chính sang khủng 
hoảng tăng trưởng.

Khủng hoảng tăng trưởng

Tại hội nghị các nhà nghiên cứu đô thị quốc tế ở thủ đô Newdelhi của Ấn Độ, ông Pascal Lamy đã phát đi thông điệp về nỗi lo thế giới đang đi từ khủng hoảng kinh tế tài chính sang khủng hoảng tăng trưởng.

Kinh tế thế giới đang đối diện với những khó khăn và thách thức, trong đó đáng chú ý là nỗi lo nợ công, tăng trưởng chậm của một số nền kinh tế, thất nghiệp và bài toán giải quyết việc làm cũng như thâm hụt tài chính.

Theo ông Lamy, dù các biện pháp đã được thực hiện để lấy lại cân bằng cho kinh tế thế giới, nhưng với việc chỉ tiêu tăng trưởng không đạt như mong muốn đã hãm đà phục hồi nền tài chính và không giải quyết được bài toán việc làm.

Những con số cụ thể được đưa ra khiến nhiều người không khỏi giật mình, kim ngạch thương mại toàn cầu sẽ giảm xuống 6,5% trong năm nay, dù năm 2010 đã có sự khởi sắc. Ngoài ra, thương mại toàn cầu sẽ phải đổi mặt với thách thức đặc biệt là sự không rõ ràng giữa chính sách buôn bán và các chính sách hối đoái, vấn đề biến đổi khí hậu, an ninh lương thực và năng lương.

Báo cáo của Hội nghị Liên hợp quốc về buôn bán và phát triển, kinh tế toàn cầu cho hay kinh tế thế giới đang rất nguy hiểm, không còn động lực.

Cơ sở cho những nhận định của ông Lamy tiếp sau báo cáo của các nước Âu, Mỹ, Nhật Bản, …xung quanh về đánh giá triển vọng tăng trưởng trong tương lai có những khó khăn. Trong đó, báo cáo của Mỹ cho thấy, nền kinh tế một số khu vực của thế giới tăng trưởng tốc độ chậm hoặc trung bình.

 

Kinh tế toàn cầu: Khủng hoảng tăng trưởng
(Ảnh minh họa)

 


 

Chủ tịch ngân hàng trung ương châu Âu Trichet cho biết, trong tương lai, một số yếu tố tăng trưởng bị suy yếu ảnh hưởng đến đà tăng trưởng của toàn khu vực châu Âu. Còn Nhật Bản, đang đối mặt với bài toán đồng Yên. Bộ trưởng tài chính Nhật Bản Azumi cho hay, ông sẽ thuyết phục các nước trong G7 về việc đồng Yên mạnh là mối đe dọa với nền kinh tế nước này.

Một số tờ báo cho rằng, khó đưa ra nhận định về tăng trưởng kinh tế thế giới, do những yếu tố vĩ mô khó khăn, tăng trưởng việc làm của Mỹ ảm đạm và những nỗi lo về nợ công.

Kinh tế thế giới có thể rơi vào “vùng nguy hiểm”

Còn trong một phát biểu gần đây, Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) Robert Zoellick lại phát đi cảnh báo rằng, kinh tế thế giới có nguy cơ rơi vào "vùng nguy hiểm" mới vào mùa thu năm nay.

Phát biểu trên được đưa ra trong bối cảnh, những mối lo về nợ công châu Âu và Mỹ chưa lắng xuống. Nợ công châu Âu đã tác động đến khu vực châu Âu, ảnh hưởng đến các ngân hàng và khả năng cạnh tranh của các quốc gia trong khu vực này. Còn Mỹ đang lo việc chi tiêu, nợ, cải cách thuế.

Trước đó, chính ông Zoellick và một số chuyên gia kinh tế khác cũng đưa ra cảnh báo nguy cơ một cơn lốc tàn phá tràn qua châu Âu và Mỹ. Chuyên gia phân tích kinh tế Mike Larson cho hay, cơn lốc này đang tràn đến châu Âu, tàn phá các nền kinh tế và đẩy các ngân hàng lớn ở đây tới phá sản. Tuy nhiên, sự tàn phá này không dừng ở châu Âu và Mỹ mà nó có thể lan qua các nước khác.

Chuyên gia Nouriel Roubini thì bi quan hơn khi cho rằng, 60% khả năng, có thể xảy ra suy thoái kép.

Một loạt thông tin từ Mỹ và châu Âu không mấy sáng sủa đã làm cho bức tranh kinh tế thế giới đã ảm đạm lại càng ảm đạm hơn. Bên cạnh đó, sản xuất công nghiệp giảm uống cũng làm tăng them nỗi lo kinh tế thế giới rơi vào suy thoái. Đáng chú ý là sản xuất công nghiệp của khu vực châu Âu trong tháng 8 đã sụt giảm thấp nhất trong hai năm qua.

Tình hình châu Âu không mấy khả quan hơn, vì ngân hàng trung ương châu Âu ECB đã phải hạ mức dự báo tăng trưởng của khu vực châu Âu trong năm nay và vài năm tới. Cụ thể, hạ mức tăng tưởng khu vực còn 1,6% trong năm nay và còn 1,3% trong năm sau. Nhưng dự báo lạm phát vẫn giữ nguyên.

Nguồn tin: VTC News

ĐỌC THÊM