Sau khi dự luật trần nợ mới của Mỹ được ký duyệt, xen lẫn tiếng thở phào vẫn có nhiều lo lắng, bởi lẽ: nếu nước Mỹ vỡ nợ tác động ngoại cỡ tới kinh tế toàn cầu do vị thế độc nhất của Mỹ trên thế giới, thì một thỏa thuận thay đổi hướng chính sách tài chính của nước này cũng sẽ ảnh hưởng lớn đến kinh tế giới trong nhiều năm tới.
Nguồn tin: VEF
Những tác động đa chiều
Trước hết, trong thời gian ngắn, chúng ta có thể quên hết về các chính sách tài chính được sử dụng để kích thích sự phục hồi yếu ớt của nền kinh tế lớn nhất thế giới. Thỏa thuận nợ, bằng cách hạn chế sự phân bổ hàng năm và áp đặt mức cắt giảm chi tiêu 2,4 nghìn tỷ trong thập kỷ tới đã lấy đi mọi hy vọng về các gói kích thích khác. Liệu rằng đó có phải là một ý tưởng tốt hay không?
Với tỷ lệ tăng trưởng GDP hàng năm của Mỹ chỉ khoảng 1,3% trong quý II và tỷ lệ thất nghiệp vẫn cao ngất ngưởng ở mức 9,2%, một số nhà kinh tế học cho rằng Mỹ cần chi tiêu nhiều hơn chứ không phải là cắt giảm chi tiêu để duy trì sự phục hồi. Nhưng Washington đã lựa chọn khắc phục tài chính thay vì khắc phụ kinh tế. Điều đó có nghĩa rất nhiều với người Mỹ - đặc biệt là hàng triệu người vẫn đang tìm việc làm - nhưng nó cũng có nghĩa rất nhiều với phần còn lại của thế giới.
Các công ty và công nhân từ Nam Trung Quốc tới Nam châu Phi phụ thuộc vào nền kinh tế khổng lồ của Mỹ, do đó, sự phục hồi chậm tại Mỹ ảnh hưởng tới triển vọng tăng trưởng ở bất cứ nơi nào khác, thậm chí là cả những thị trường mới nổi ồn ào như Trung Quốc. (Chỉ số quản lý mua hàng của HSBC với Trung Quốc giảm xuống dưới 50 lần đầu tiên trong một năm vào tháng 7, một dấu hiệu cho thấy ngành sản xuất của nước này đang chậm lại).
Thứ hai, thỏa thuận nợ không hoàn toàn quyết định tương lai chính sách tài chính của Mỹ và sự thật đáng buồn đó có nghĩa là tranh cãi tại Washington sẽ còn tiếp tục gây phiền phức cho các thị trường thế giới.
Mặc dù các đảng thống nhất về một định hướng rộng lớn hơn trong chi tiêu và cắt giảm trong tương lai, hầu như tất cả mọi chi tiết cụ thể lại được quyết định sau này, phần lớn là do các ủy ban của Quốc hội. Chúng ta không rõ chương trình nào sẽ bị thải hồi và thải hồi bao nhiêu hay tăng thuế hoặc cải cách sẽ đóng vai trò gì trong hỗn hợp các chương trình đó.
Một công nhân làm việc tại một xưởng dệt tại Hoài Bắc, An Huy (Trung Quốc) |
Vì vậy, trận chiến giữa cánh tả và cánh hữu xung quanh việc làm thế nào để kết thúc thâm hụt ngân sách, theo một nghĩa nào đó, chỉ đang diễn ra và rất có thể sẽ tiếp tục trong những tháng và thậm chí những năm tới. Điều đó có nghĩa là sự không chắc chắn vẫn còn tiếp diễn trên các thị trường tài chính toàn cầu trong một thời gian dài nữa.
Thứ ba, cắt giảm ngân sách sẽ có tác động lan tỏa trên toàn thế giới và thế giới hiện đang phải điều chỉnh sẽ cắt giảm cái gì. Ví dụ, hiệp định quy định hàng trăm tỷ USD dành cho quốc phòng sẽ bị cắt giảm trong 10 năm tới. Sự cắt giảm như vậy sẽ có ảnh hưởng sâu sắc tới tình trạng an ninh toàn cầu.
Sự hiện diện của quân đội Mỹ trên khắp thế giới đã tạo ra một mức độ ổn định nhất định trong các vấn đề toàn cầu và không một quốc gia (hoặc tổ chức) nào khác có năng lực đảm nhận vai trò duy nhất này của Mỹ. Một số nước, ví dụ như Nhật Bản, có an ninh phụ thuộc vào Mỹ. Vậy nếu Mỹ không còn đủ khả năng với những cam kết quốc tế đó, cách mà toàn bộ thế giới xử lý các vấn đề an ninh (ví dụ khủng bố) sẽ bị buộc phải thay đổi. Mọi người từ các gia đình hoàng gia Ả rập cho đến các nhà chỉ huy Taliban sẽ theo dõi chặt chẽ xem Mỹ tái cơ cấu chi tiêu quân sự của mình như thế nào để tìm kiếm những điểm yếu mới và cả những cơ hội mới. Ai biết được quá trình này sẽ đưa mọi việc đến đâu.
Thứ tư, thỏa thuận nợ - hoặc, cụ thể hơn, quá trình để thực hiện được thỏa thuận - có thể đẩy nhanh sự suy giảm sức ảnh hưởng của Mỹ trong nền kinh tế toàn cầu. Chính sách "bên miệng hố chiến tranh" vô trách nhiệm và các cuộc cãi vã trẻ con khiến cho các nhà lãnh đạo chính trị Mỹ giống "các bà nội trợ kiểu Mỹ" hơn là các nhà lãnh đạo của thế giới tự do.
Các nhà hoạch định chính sách tại Tokyo hoặc Bắc Kinh hoặc New Delhi sẽ muốn bản thân ít phụ thuộc hơn vào một nước có tiến trình chính trị có vẻ không đáng tin cậy và làm tăng rủi ro cho nền kinh tế toàn cầu. Điều đó mang lại cho các quốc gia, ví như Trung Quốc, nhiều động lực hơn để đa dạng hóa hơn ngoài việc nắm giữ tài sản của Mỹ, phá hoại sự thống trị hệ thống tài chính toàn cầu của Mỹ.
Vào thời điểm nền kinh tế thế giới đòi hỏi sự lãnh đạo mạnh mẽ của Mỹ, thế giới lại nhận được sự ngược lại. Điều này không khả quan với vị thế tương lai của Mỹ trên thế giới.
Tuy nhiên, có thể có tia sáng le lói của điều gì đó tích cực. Nếu Washington có thể thực sự quyết đoán và gắn chặt với một kế hoạch thực sự để củng cố tài chính của đất nước, vị thế của Mỹ trong nền kinh tế toàn cầu có thể thực sự được tăng cường. Hãy xem đồng USD đã tăng như thế nào khi tin tức về thỏa thuận nợ được đưa ra. Tưởng tượng điều gì có thể xảy ra nếu thỏa thuận này dẫn đến cải cách thực sự. Một kế hoạch khắc phục tài chính đáng tin cậy có thể xây dựng được niềm tin vào nền kinh tế Mỹ, đồng USD, quản lý kinh tế toàn cầu của Mỹ.
Vì vậy có khả năng chúng ta đang chứng kiến sự bắt đầu của một cuộc hồi sinh sức ảnh hưởng của Mỹ trên nền kinh tế thế giới. Nếu... tốt, sẽ có rất nhiều việc phải được thông qua trước khi có thể xảy ra.
Tin cực xấu đằng sau tiếng thở phào
Các thị trường cổ vũ cho đến tận phút chót của thỏa thuận nợ tại Washington. Nhưng bên dưới những tít tiêu đề nhẹ nhõm đó là một số tin tức tàn nhẫn hơn nhiều: sản xuất trên toàn thế giới, mạch máu của nền kinh tế toàn cầu đang trì trệ.
Nhân viên của Nissan Motor lắp ráp xe tại nhà máy Oppama tại thành phố Yokosuka (Nhật) |
Theo một các nghiên cứu kinh doanh về hoạt động sản xuất vừa được công bố, trong tháng Bảy, các nhà máy ở châu Á và châu Âu tăng trưởng ở tỷ lệ thấp nhất kể từ giữa năm 2009. Chỉ số quản lý mua hàng của Trung Quốc, động cơ của tăng trưởng toàn cầu, giảm xuống mức thấp nhất trong hơn 2 năm qua. Châu Âu, vẫn vướng trong sự sụp đổ nợ của riêng mình, báo cáo con số sản xuất tồi tệ nhất kể từ tháng 9 năm 2009. Và để "hoàn thiện" mọi chuyện, sản xuất của Mỹ, vốn vẫn là một điểm sáng hiếm hoi cho sự phục hồi của Mỹ, tăng trưởng ở nhịp độ chậm nhất trong hai năm.
Những con số ảm đạm này, cộng với mức tăng trưởng khiêm tốn trong GDP của Mỹ trong quý II năm nay là một sự nhắc nhở khiêm nhường về rất nhiều vấn đề - ngoài thách thức cuối cùng về trần nợ của Mỹ được nói đến quá nhiều - vẫn đang gây rắc rối cho nền kinh tế toàn cầu.
Sau cơn phấn kích ban đầu, phố Wall giảm 1% sau khi cân nhắc sự không chắc chắn xung quanh thỏa thuận nợ và các tin tức sản xuất xấu. Đến khi Tổng thống Obama ký dự luật mới, con số này đã là 2%.
Vậy điều gì khiến cho sản xuất toàn cầu sụt giảm và liệu sự ảm đạm còn tiếp diễn không?
Sóng thần ở Nhật Bản phần nào đó chịu trách nhiệm cho những tin tức ảm đạm ở Mỹ. Sự tụt lùi trong các bộ phận tự động được cung cấp bởi Nhật Bản đã làm chậm lại dây chuyền sản xuất ô tô của Mỹ vốn giúp thúc đẩy sự phục hồi của Mỹ. Sự hoảng hốt bồn chồn xung quanh trần nợ cũng có vai trò nào đó. Một số doanh nghiệp trong khảo sát sản xuất của Mỹ cho biết họ lo lắng về việc các hợp đồng của chính phủ bị hủy bỏ hoặc trì hoãn. Và tất nhiên, người tiêu dùng Mỹ cũng lo lắng về chi tiêu. Điều này có lẽ là đáng lo ngại nhất vì không chỉ nền kinh tế Mỹ phụ thuộc vào những người tiêu dùng Mỹ đáng tin cậy mà phần còn lại của cả thế giới cũng vậy.
Tại Trung Quốc, vấn đề mà nhiều nhà sản xuất và người tiêu dùng phải đối mặt là quá nóng. Chính sách tiền tệ nới lỏng tại Mỹ cộng với đầu tư quá mức tại Trung Quốc đã dẫn đến mức độ lạm phát đáng lo ngại. Các nỗ lực của chính phủ để dập lửa bằng việc tăng lãi suất và yêu cầu dự trữ của ngân hàng khiến cho vay mượn và chi tiêu trở nên đắt đỏ hơn với các doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Và khi người tiêu dùng Mỹ mua ít đi, nền kinh tế Trung Quốc sẽ phải gánh chịu. Các nền kinh tế khác cũng đang phải chịu đựng các vấn đề tương tự. Đồng USD yếu đã tràn ngập các thị trường tiền tệ tại các nước như Brazil và Japan, làm tăng giá đồng tiền các nước này và khiến cho xuất khẩu của họ đắt hơn. Riêng với châu Âu, các nước thắt chặt chi tiêu trong khủng hoảng nợ như Hy Lạp và Tây Ban Nha đang giảm nhu cầu với các sản phẩm tại trung tâm sản xuất Đức.
Cho dù suy thoái toàn cầu tiếp tục là dự đoán của bất kỳ ai, một số nhà phân tích nghĩ rằng sản xuất của Mỹ sẽ phục hồi trở lại bởi vì trong khi các doanh nghiệp không chi tiêu nhiều cho việc làm, họ tiếp tục chi tiêu cho thiết bị và cải thiện hoạt động của mình. Nhưng câu hỏi thực sự là: ai sẽ là người mua những thứ đó?
Sự tự tin của người tiêu dùng toàn cầu ở mức thấp hơn cả mức trong đỉnh điểm cuộc suy thoái toàn cầu năm 2009. Chi tiêu của người tiêu dùng Mỹ giảm lần đầu tiên trong hai năm trong tháng 6. Và sự bi quan chỉ tăng thêm khi cắt giảm tài chính lớn hơn tại châu Âu và Mỹ gây ảnh hưởng tới những người tiêu dùng lớn nhất thế giới.
Nguy cơ tụt hạng tín nhiệm nợ với châu Âu và Mỹ có thể khiến cho cuộc sống khó khăn hơn với các doanh nghiệp và người tiêu dùng thông qua việc tăng chi phí. Nếu có một ân hạn tiết kiệm cho Mỹ, đó chính là, ít nhất là trong thập kỷ tới, nước này sẽ tiếp tục nắm giữ đồng tiền dự trữ của thế giới, khiến cho vay mượn và đầu tư Mỹ tương đối rẻ.
Mọi chuyện là vậy, trừ khi các nước nắm giữ đồng tiền này, đặc biệt là các nước nắm giữ lớn như Trung Quốc và Nhật bản - mất niềm tin vào nền kinh tế của chúng ta nhanh hơn ta tưởng.