Chuyên gia thuộc Standard Chartered nhận định thế giới nhiều khả năng đang trải qua siêu chu kỳ của tăng trưởng, thương mại, đầu tư và đô thị hóa bắt đầu từ năm 2001.
Theo ngân hàng Standard Chartered, Trung Quốc sẽ vượt qua Mỹ để trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới vào năm 2020.
Ông Gerard Lyons, chuyên gia kinh tế tại ngân hàng Standard Chartered, nói: “Chúng tôi đang trong siêu chu kỳ tăng trưởng cao. Quy mô thay đổi trong 20 năm tới sẽ hết sức lớn lao.”
Chuyên gia Lyons dự báo kinh tế Trung Quốc sẽ có quy mô lớn gấp đôi Mỹ vào năm 2030 và đóng góp 24% vào tổng sản lượng kinh tế toàn cầu, hiện nay Trung Quốc góp 9%.
Ngoài ra, trong thập kỷ tiếp theo, kinh tế Ấn Độ hoàn toàn có thể vượt qua Nhật để trở thành nền kinh tế lớn thứ 3 trên thế giới.
Chuyên gia thuộc Standard Chartered nhận định thế giới nhiều khả năng đang trải qua siêu chu kỳ, thời kỳ tăng trưởng cao trên toàn cầu do thương mại, đầu tư, đô thị hóa và cải cách công nghệ tăng trưởng mạnh.
Ngoài ra thế giới chứng kiến sự trỗi dậy của nhóm nền kinh tế mới tăng trưởng cao.
Các siêu chu kỳ trước đây đều có đặc điểm chung, đó là các đồng tiền tỷ giá ổn định và liên hệ với vàng hay bạc, liên minh tiền tệ và thỏa thuận Bretton Woods.
Đối với siêu chu kỳ hiện tại, mối lo lớn nhất là về các cuộc chiến tiền tệ.
Ông Gerard Lyons nhận xét: “Khả năng các nước hướng tới sự đồng thuận ổn định tiền tệ ở cấp độ toàn cầu không thể bị loại bỏ. Tuy nhiên trong bối cảnh hiện tại, thật khó để dự báo mọi chuyện. Khả năng can thiệp vào hệ thống tiền tệ mạnh tay hoàn toàn có thể xảy ra. Qua thời gian, khả năng một số nước can thiệp vào tỷ giá đồng tiền nước họ và nước đối tác thương mại sẽ trở thành sự thật. Việc tỷ giá thả nổi và giỏ tiền tệ chịu điều chỉnh sẽ trở thành điều bình thường trong chính sách tiền tệ.”
Theo tính toán của Standard Chartered, siêu chu kỳ trước đây của thế giới diễn ra từ 1870 đến 1913 và siêu chu kỳ sau đó kéo dài từ sau Chiến tranh Thế giới thứ Hai đến thập niên 1970. Siêu chu kỳ hiện tại bắt đầu từ năm 2000.
Nguồn: Bloomberg