Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Kinh tế Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Braxin đương đầu với ngưỡng cản lớn

Chuyên gia kinh tế thuộc ADB tính toán rằng khi GDP bình quân đầu người chạm mức 16.470USD, tăng trưởng kinh tế của nhóm này sẽ chững lại thậm chí đi xuống trầm trọng.

Tăng trưởng GDP thường chững lại khi GDP bình quân đầu người đạt đến một ngưỡng. Kinh tế Trung Quốc đang gần đến trạng thái này.

Khủng hoảng kinh tế có thể đã làm yếu kinh tế nhóm nước giàu nhưng mang đến cơ hội giành chiến thắng vẻ vang cho nhóm nước mới nổi.

Năm 2010, kinh tế Trung Quốc vượt qua Nhật để đứng thứ 2 trên thế giới. Nhiều chuyên gia kinh tế dự báo kinh tế Trung Quốc có thể vượt Mỹ trong chỉ khoảng 1 hoặc 2 thập kỷ tới.

Kinh tế Ấn Độ và Braxin đang tăng trưởng nhanh. Vài năm qua, người ta không khỏi hoài nghi rằng đến khi nhìn lại thế kỷ 21, câu chuyện nổi bật nhất sẽ nói về sự trỗi dậy không ngừng nghỉ của nhóm thị trường mới nổi.

Tuy nhiên, lịch sử cho người ta nhiều bài học quý giá. Thời kỳ hậu Chiến tranh Thế giới thứ Hai, việc tỷ lệ tăng trưởng tăng mạnh và trở nên cạnh tranh của nhóm thị trường mới nổi không phải chuyện mới, tuy nhiên đến mức độ nào đó, tăng trưởng thường gây thất vọng.

Con đường tăng trưởng nhanh và mạnh ban đầu bao giờ cũng dễ dàng bởi các nhà hoạch định chính sác kinh tế đã có hướng chính sách rõ ràng. Nhóm nước đang phát triển có thể vay mượn công nghệ hiện đại của nhóm nước phát triển và giàu có.

Nhóm nền kinh tế phát triển mắc kẹt với cơ sở hạ tầng quá thừa thãi và nhóm những kẻ đi sau gấp rút có được cơ sở hạ tầng tốt nhất.

Năng suất lao động tăng vọt khi lao động trong nhóm nền kinh tế nghèo chuyển từ làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp sang sản xuất. Tăng trưởng thu nhập của nhóm lao động trẻ cao giúp tiết kiệm và đầu tư lên mạnh.

Thế nhưng rồi tăng trưởng và tăng trưởng mãi, cũng đến một mức độ người ta không còn gì để tiếp tục đẩy tăng trưởng lên. Khi nguồn ý tưởng vay mượn cạn dần, nhóm nền kinh tế đang phát triển cần phải có cái gì mới cho riêng mình.

Nguồn cung lao động từ lĩnh vực nông nghiệp giá rẻ cạn dần, lao động ngày một đổ xô vào các lĩnh vực dịch vụ, nơi việc tăng năng suất lao động không ngừng gặp phải nhiều khó khăn hơn.

Tăng trưởng của nhóm nền kinh tế phát triển sẽ chững lại, giống như nhóm nền kinh tế Tây Âu và “các con hổ châu Á” hoặc tăng trưởng đi xuống như các nền kinh tế Mỹ - Latinh thập niên 1990.

Khi thế giới quá phụ thuộc vào nhóm thị trường mới nổi trong vai trò động lực tăng trưởng của kinh tế thế giới, người ta đặt câu hỏi về khi nào nhóm nước này phải giải quyết vấn đề bẫy thu nhập trung bình.

Giáo sư Barry Eichengreen của đại học University of California, chuyên gia Donghyun Park thuộc Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và giáo sư Kwanho Shin của đại học Hàn Quốc đã xem xét số liệu kinh tế từ năm 1957 để đưa ra tín hiệu cảnh báo.

Nhóm chuyên gia nghiên cứu này tập trung vào những nước có GDP bình quân đầu người tính theo ngang giá sức mua tăng khoảng hơn 3,5%/năm trong 7 năm và sau đó đi xuống mạnh và tăng trưởng giảm khoảng 2% hoặc cao hơn.

Họ bỏ qua sự đi xuống khi GDP bình quân đầu người dưới mức 10.000USD tính theo ngang giá sức mua, hạn chế vào việc tìm hiểu những nước có tăng trưởng bền vững.

Họ chỉ ra ngưỡng quan trọng: Khi GDP bình quân đầu người đạt khoảng 16.470USD (PPP), tăng trưởng kinh tế đi xuống, mức tăng trưởng trung bình giảm từ 5,6%/năm xuống 2,1%/năm.

Lịch sử mang đến không ít bài học quý giá. Thập niên 1970, tốc độ tăng trưởng trung bình của nhóm nền kinh tế Tây Âu và Nhật chững lại khi GDP bình quân đầu người đạt 16.470USD. Kinh tế Singapore đầu thập niên 1980 cũng đi theo đúng mô hình trên, đó còn chưa kể đến Hàn Quốc và Đài Loan cuối thập niên 1990.

Các ví dụ trên đều cho thấy sự đi xuống của nền kinh tế không nhất thiết dẫn đến thảm họa. Tăng trưởng sau đó thường tiếp tục và có thể lại lên mạnh.

Kinh tế Nhật tăng trưởng nhanh và chững lại vào đầu thập niên 1970 thế nhưng kinh tế nước này vẫn tăng trưởng nhanh hơn nhóm nền kinh tế giàu cho đến khi chịu chấn động vào thập niên 1990.

Trong một vài trường hợp, thời kỳ tăng trưởng tốt có thể kéo dài hơn, nền kinh tế có thể đạt đến mức thu nhập cao hơn trước khi đi xuống. Khi kinh tế Mỹ vượt qua ngưỡng trên, kinh tế Mỹ đứng đầu thế giới và vẫn tăng trưởng nhanh miễn giữ được quyền lực sáng tạo. Kinh nghiệm từ nước Anh cho thấy sự tự do kinh tế hay sự chuyển hướng chu kỳ kinh doanh hợp lý có thể ngăn được khả năng này.

Sự cởi mở về thương mại cũng có thể mang đến yếu tố hỗ trợ quan trọng: Xét đến kinh tế Singapore và Hồng Kông.

Tỷ lệ tiêu dùng ở mức khoảng 60%GDP hợp lý để đảm bảo lạm phát ổn định. Sự cởi mở về tài chính hay thay đổi trong hệ thống chính trị cũng không thể tạo ra nhiều thay đổi. Tỷ giá hối đoái thấp khiến khả năng kinh tế chững lại lớn hơn.

Các chuyên gia kinh tế chỉ ra việc định giá thấp đồng tiền có thể làm giảm đi động lực đổi mới hoặc tạo ra nhiều yếu tố bất ổn dẫn đến việc thời kỳ bùng nổ chấm dứt.

Tác giả của nghiên cứu rất cẩn thận khẳng định rằng chẳng có quy luật cứng nhắc nào cho sự chững lại. Nghiên cứu của họ chắc chắn khiến giới lãnh đạo kinh tế Trung Quốc không mấy hài lòng.

Tăng trưởng ấn tượng của kinh tế Trung Quốc sẽ giúp nước này đạt được GDP bình quân đầu người 16.470USD vào năm 2015, trước Braxin và Ấn Độ.

Xét đến danh sách dài những rủi ro mà kinh tế Trung Quốc đang đối đầu bao gồm dân số già, tiêu dùng thấp và đồng tiền bị định giá thấp quá mức. Khả năng kinh tế Trung Quốc chững lại lên tới 70%.

Có lẽ thật nguy hiểm nếu áp dụng phân tích trên đối với một nước có nhiều đặc điểm riêng biệt như Trung Quốc. Tác giả của nghiên cứu thừa nhận rằng hoạt động phát triển của Trung Quốc có thể chuyển hướng vào sâu trong nội địa nơi hàng triệu công nhân chưa tham gia vào lĩnh vực sản xuất, trong khi đó các thành phố ven biển tạo ra môi trường thuận lợi để đổi mới.

IMF dự báo tăng trưởng GDP thực của Trung Quốc có thể trên mức 9% trong khoảng thời gian từ nay đến năm 2016 và việc tăng trưởng xuống 7 đến 8% không đến mức quá tồi tệ.

Tuy nhiên, quá khứ cho thấy khủng hoảng sẽ đến sau khi kinh tế chững lại. Đã nhiều năm nay kinh tế Trung Quốc không phải chịu mức độ tăng trưởng dưới 7%. Sự cải cách về cấu trúc có thể ngăn được ảnh hưởng của sự chững lại. Trung Quốc nên thay đổi trong những năm thuận lợi chứ không phải để đến khi mọi chuyện đã rồi.

Nguồn: Economist

ĐỌC THÊM