Kinh tế Trung Quốc đã nhích lên vị trí thứ hai sau Mỹ - bước ngoặt củng cố vị trí cao chưa từng thấy của Trung Quốc tính từ thế kỷ 18.
Trung Quốc đang đặt mục tiêu thế chỗ Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới bằng một sự hồi sinh đang thay đổi mọi thứ từ sự cân bằng quyền lực quân sự và tài chính toàn cầu tới các bản vẽ thiết kế ô tô.
Trung Quốc đã trở thành nước xuất khẩu, mua ô tô và sản xuất thép lớn nhất thế giới và tầm ảnh hưởng toàn cầu của nó đang gia tăng. Vận may của các công ty sản xuất ô tô đến từ Detroit, Hoa Kỳ đến những công ty khai thác mỏ kim loại ở Braxin phụ thuộc phần lớn vào chi tiêu của những người dân và các tập đoàn của Trung Quốc. Và sự thịnh vượng đang gia tăng đem lại tầm ảnh hưởng về mặt chính trị cho Trung Quốc: Trung Quốc giúp đem lại cho các nước đang phát triển một tiếng nói mạnh mẽ hơn trong Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
Rob Subbaraman, giám đốc Kinh tế phụ trách khu vực châu Á của công ty Chứng khoán Nomura cho biết: “Nhật Bản đã từng ảnh hưởng rộng rãi tới các nước còn lại ở châu Á nhưng hiện nay cơn thủy triều đó đã rút và Trung Quốc đang trở thành quốc gia có tầm ảnh hưởng mạnh mẽ đến các nước còn lại của châu Á, bao gồm cả Nhật Bản”.
Sự phát triển của Trung Quốc đã tạo ra một mâu thuẫn hiển nhiên. Khoảng cách giữa giới thượng lưu - những người được hưởng lợi từ 3 thập kỷ đổi mới ở Trung Quốc và người nghèo thể hiện rõ rệt. Người nghèo ở Trung Quốc nhiều tới mức nước này có hàng chục tỷ phú trong khi thu nhập trung bình của phần còn lại trong số 1,3 tỷ người lại thuộc diện những người nghèo nhất thế giới. Trung Quốc đã hai lần phóng thành công tàu vũ trụ có phi hành gia và đang lên kế hoạch xuất khẩu tàu cao tốc sang California và châu Âu trong khi các gia đình tại các vùng hẻo lánh sống trong hẻm núi hoặc trong những ngôi nhà dột nát dựa lưng vào sườn đồi.
Người dân Nhật Bản vẫn đang nằm trong số những người giàu nhất thế giới, với thu nhập bình quân đầu người 37.800$ tương đương 700 triệu VND/năm, so với mức 3.600$ tương đương 70 triệu VND/năm của Trung Quốc. Với thu nhập bình quân theo đầu người đạt mức 42.240$ tương đương 800 triệu VND/năm, tính đến nay nền kinh tế Mỹ vẫn là lớn nhất. Nhưng khi nước Nhật bị mắc kẹt trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế kéo dài hai thập kỷ và Hoa Kỳ đang đương đầu với cuộc khủng hoảng tài chính thì khuôn khổ kinh tế tuyệt đối và sự cám dỗ của thị trường tiêu dùng rộng lớn giúp Trung Quốc tăng thêm quyền lực tại nước ngoài.
Sự tăng trưởng bất ngờ của Trung Quốc đã tạo ra những sự thay đổi gây mâu thuẫn tại châu Á. Nó tạo ra một sự tranh giành cơ hội thương mại nhưng cũng dấy lên sự băn khoăn về việc sự giàu có đang giúp cung cấp tài chính cho việc xây dựng quân đội để gây áp lực cho các nước xã hội chủ nghĩa trong khu vực.
Greg Sheridan, biên tập viên nước ngoài của tờ The Australian cho biết quan điểm của mình: “Tôi nghĩ mọi người trong khu vực đang cố gắng để kiếm lời từ sự năng động của nền kinh tế Trung Quốc nhưng đồng thời cũng đang cố gắng chắc chắn Trung Quốc trở thành một hiện tượng trong khu vực”.
Liệu Trung Quốc có thể vượt Nhật Bản hay không thì chúng ta chỉ có thể biết một cách chính thức vào cuối năm nay. Kết luận này dựa vào việc thay đổi tỷ giá hối đoái và dữ liệu được báo cáo dưới nhiều dạng khác nhau bởi cả hai chính phủ.
GDP của Trung Quốc năm 2009 là 4,98 nghìn tỷ $ và GDP của Nhật là 5,07 nghìn tỷ $. Năm 2010, GDP của Trung Quốc là 1,335 nghìn tỷ $ trong quý II - giai đoạn mà Nhật Bản chưa đưa ra báo cáo tài chính. Trung Quốc đang tăng trưởng 10% mỗi năm, trong khi sự tăng trưởng của Nhật Bản trong năm nay được báo cáo không lớn hơn 3%.
Julian Jessop, giám đốc kinh tế quốc tế của tập đoàn Capital Economics tại London cho biết: “Trên cơ sở đó, việc Trung Quốc thế chỗ Nhật Bản có thể diễn ra vào quý IV năm nay.”
Trung Quốc có vẻ coi thường điều đó khi tin tưởng chắc chắn rằng đã vượt Nhật Bản. Ông Yi Gang, Phó tổng giám đốc Ngân hàng Quốc gia Trung Quốc, đã phát biểu trong một cuộc thảo luận chính sách ngày 30/7 - được đăng tải trên một trang web của cục trao đổi ngoại tệ rằng: “Trung Quốc đã là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới”.
Úc là một trong những nước được hưởng lợi khi mà nước này nhập khẩu rất nhiều kim loại, than và các mặt hàng tiêu dùng khác từ Trung Quốc. Chính những vụ sập hầm đã giúp Trung Quốc trải qua cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
Điều đó khiến Úc xem xét lại quan điểm của mình đối với Trung Quốc, trước đây được xem là một nước cộng sản hiếu chiến. Vào năm 2008, Thủ tướng Úc lúc đó là Kevin Rudd, một người nói được tiếng Quan thoại và đã từng là một nhà ngoại giao tại Bắc Kinh, được kỳ vọng tạo ra sự gắn kết về mặt chính trị, kinh tế và giáo dục với chính phủ Trung Quốc.
Nhưng Rudd cũng thể hiện sự độc lập của Úc so với Trung Quốc khi phát biểu về quyền con người, Tây Tạng và các nhóm người Hồi giáo thiểu số của Trung Quốc - các vấn đề mà lãnh đạo Trung Quốc muốn các nước khác "giữ mồm giữ miệng". Và Úc khẳng định liên minh an ninh lâu dài với Mỹ - một đối trọng của sức mạnh tăng trưởng của Trung Quốc. Người kế nhiệm ông Rudd là Julia Gillard đã không thể hiện một dấu hiện thay đổi đường lối lớn nào.
Theo quan điểm chính trị dài hơi, sự tăng trưởng vào thế kỷ 21 của Trung Quốc là một sự trở lại của địa vị mà nó nắm giữ trong 2.000 năm qua với cái tên Trung Hoa hay điểm sáng nhất ở trung tâm thế giới. Trung Quốc là một gã khổng lồ về kinh tế và quân sự ở châu Á và người dẫn đường về văn hóa và công nghệ cho các nước từ Việt Nam tới Hàn Quốc và Nhật Bản.
Trong quá khứ Trung Quốc đã từng là nền kinh tế lớn nhất thế giới, với các phân xưởng và nhà máy dệt chiếm tới 1/3 sản xuất toàn cầu. Nhưng nền kinh tế Trung Quốc xuống dốc vào thế kỷ 19 khi các nhà lãnh đạo nước này phản đối việc Nhật Bản ăn cắp công nghệ phương Tây. Tính đến những năm 1930, Trung Quốc mới chỉ chiếm một vài phần trăm doanh thu toàn cầu.
Sau cuộc nội chiến, Đảng cộng sản lên nắm quyền đã thay đổi nền chính trị và cải cách doanh nghiệp. Nhà lãnh đạo Đặng Tiểu Bình chính là người đã khởi xướng những chính sách này, tạo cơ hội cho hàng trăm triệu người Trung Quốc thoát khỏi đói nghèo.
Kể từ khi bắt đầu công cuộc đổi mới vào năm 1979, Trung Quốc đã phấn đấu trở thành nước sản xuất chi phí thấp, sản xuất và xuất khẩu thép lớn nhất thế giới. Nước này muốn trở thành nước sản xuất rẻ và đang cố gắng xây dựng các ngành công nghệ nhưng thu lại ít thành công tính đến thời điểm này.
Năm ngoái, World Bank đã xếp Trung Quốc ở vị trí 124 trong số những nền kinh tế có thu nhập trên đầu người sau châu Mỹ Latinh và một số nước châu Phi, trong khi Nhật Bản ở vị trí 32, Mỹ ở số 17.
Người tiêu dùng Trung Quốc được chăm sóc rất kỹ bởi các công ty toàn cầu sản xuất từ ô tô cho đến các dụng cụ gia đình được bán rộng rãi toàn cầu và được thiết kế với cảm hứng của họ. Năm nay, thương hiệu xa xỉ của Pháp là Hermes đã tung ra một dòng sản phẩm có tên Shang Xia, được thiết kế dành riêng cho các khách hàng Trung Quốc.
Không giống như Nhật Bản, đã từ bỏ sự hiếu chiến sau khi bị đánh bại trong chiến tranh Thế giới thứ hai, Trung Quốc tự xem mình là lãnh đạo quân sự hợp pháp ở châu Á. Trung Quốc công khai sở hữu vũ khí hạt nhân từ những năm 1960 và chi tiêu mạnh tay trong việc xây dựng cánh tay quân sự của Đảng Cộng sản - Quân đội Giải phóng Nhân dân gồm 2,5 triệu binh sỹ.
Theo Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế tại Stockholm, Thụy Điển thì kinh phí quân sự của Trung Quốc cao thứ hai thế giới và đã đạt con số 100 tỷ $ vào năm 2009, gấp 3 lần kể từ năm 2000, mặc dù sao Mỹ với mức kinh phí 617 tỷ $.
Nhu cầu dầu mỏ, quặng kim loại và các nguyên liệu thô khác của Trung Quốc đang bơm tiền cho các nền kinh tế đang phát triển như Angola và Kazakhstan. Các công ty Trung Quốc đang mở một cuộc xâm nhập vào châu Phi để tìm kiếm tài nguyên và thị trường.
Derek Scissors, một học giả Nền tảng Di sản tại Washington, Hoa Kỳ cho biết: “Hiện nay, châu Phi đã có một mô hình phát triển thay thế. Thay vì ủng hộ đầu tư của phương Tây vào môi trường hay một lĩnh vực nào khác, hiện nay châu Phi thấy Trung Quốc là một nhà đầu tư tiềm năng hơn. Họ không muốn hợp tác với các nước phương Tây mà muốn bắt tay với các công ty Trung Quốc đầu tư vào các dự án như khai mỏ.
Trung Quốc giúp tạo ra những thay đổi lớn nhất trong những thập kỷ qua khi mà World Bank và IMF chuyển từ chiếm lĩnh Hoa Kỳ và châu Âu chuyển sang đầu tư vào Trung Quốc, Thụy Điển, Mexico và các nước đang phát triển khác, giúp đỡ các nước này trong việc lựa chọn lãnh đạo và hoạch định chính sách.
Sự bùng bổ kinh tế đã giúp những nhà lãnh đạo cộng sản nuôi dưỡng “quyền lực mềm” - hoạt động giáo dục và truyền thông để lấy lòng nước ngoài.
Tất nhiên, thậm chí sau khi bị trượt xuống vị trí thứ ba, Nhật Bản - Thụy Sỹ của châu Á vẫn giàu có và tiện nghi.
Nhật Bản đã tạo ra những chiếc ô tô và máy nghe nhạc Walkman. Thủ đô Tokyo của Nhật được mệnh danh là một thủ đô sành ăn với số lượng nhà hàng nổi tiếng nhiều hơn cả thủ đô Paris của Pháp.
Toyota đã vượt qua General Motors trở thành hãng sản xuất ô tô lớn nhất thế giới khi các công ty Trung Quốc chưa thiết lập các thương hiệu của riêng họ.
Hiện tại có thể cho rằng Trung Quốc đã vượt Nhật Bản, nhưng liệu nó có bắt kịp Mỹ không? Nhiều nhà phân tích trả lời rằng có. Dự báo của World Bank vào tháng 6/2010 tiết lộ Trung Quốc có thể bắt kịp Mỹ ở tổng doanh thu sớm nhất là năm 2020 nhưng thu nhập bình quân theo đầu người của Trung Quốc vẫn chỉ bằng 1/4 của Mỹ.
Mục tiêu đó đòi hỏi các nhà lãnh đạo Trung Quốc thay đổi triệt để nền kinh tế quốc doanh của họ.
Họ cần cải thiện công nghệ và giáo dục, đẩy lùi nạn tham nhũng và cưỡng lại cám dỗ của các công ty quốc doanh, đồng thời đầu tư vào các doanh nghiệp tư nhân năng động giúp tạo việc làm và sự thịnh vượng cho nền kinh tế.
World Bank cũng cảnh báo rằng đó cũng chưa phải là một đảm bảo chắc chắn của sự thành công.
Trung Quốc, Mexico và các nước đang phát triển khác có thể dễ dàng mắc kẹt ở mức thu nhập trung bình nếu họ không thành công trong việc phát triển một lực lượng lao động có giáo dục, sáng tạo và hệ thống luật pháp minh bạch để hỗ trợ sự cải tiến hoặc nếu các nước này cho phép các công ty độc quyền dập tắt sự cạnh tranh.
Khi trả lời câu hỏi: “Liệu GDP của Trung Quốc có vượt Mỹ không?”, Derek Scissors cho biết: “Có, rất có thể”. “Liệu họ sẽ tiếm ngôi vị thu nhập cao nhất hay không?” - Derek Scissors trả lời: “Đó là một mục tiêu khó khăn hơn nhiều”.
Nguồn MSNBC