Tốc độ tăng trưởng kinh tế Trung Quốc quý II năm nay đứng ở mức thấp nhất trong vòng ba năm qua do đầu tư chững lại trong khi nhu cầu từ những thị trường trọng yếu như Mỹ, châu Âu sụt giảm mạnh. GDP quý II tăng 7,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi quý I đặt 8,1%. Vào tháng Ba vừa qua, chính phủ Bắc Kinh đã cắt giảm mục tiêu tăng trưởng năm 2012 về mức 7,5%. Sản lượng kinh tế Trung Quốc chiếm1/5 toàn cầu và theo nhiều chuyên gia thì bất kỳ một dấu hiệu đi xuống nào của Trung Quốc cũng ảnh hưởng lớn đến sự phục hồi của nền kinh tế thế giới. Họ cho rằng nếu Trung Quốc không thể tăng trưởng tốt thì nửa năm cuối 2012 sẽ là khoảng thời gian đầy thử thách đối với các nhà sản xuất trong khu vực. Nhiều quốc gia lớn nhất châu Á cũng như các nền kinh tế mới nổi đang ngày càng phụ thuộc vào đối tác thương mại Trung Quốc. Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích lại trấn an lo sợ về những tác động tiêu cực của kinh tế Trung Quốc hiện nay đối với phần còn lại của thế giới. Giáo sư kinh tế chính trị đại học Columbia, người từng đoạt giải Nobel cho rằng, việc tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc giảm 1%/năm sẽ không phải là vấn đề quá lớn ảnh hưởng đến GDP toàn cầu. Ông nói thêm, Trung Quốc có rất nhiều công cụ để đối mặt với sự sụt giảm. Một số đã được áp dụng như giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc hay giảm lãi suất cho vay. Vào đầu tuần này, Thủ tướng Ôn Gia Bảo khẳng định, thúc đẩy đầu tư là nhiệm vụ cần thiết để ổn định tăng trưởng kinh tế. Điều này cho thấy, sẽ có nhiều giải pháp kích thích kinh tế được thực hiện trong thời gian tới. Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích cũng cảnh báo, những vấn đề liên quan đến tình hình tăng trưởng của Trung Quốc không chỉ được giải quyết một cách đơn giản bằng việc bơm vốn đầu tư hay tăng chi tiêu công, đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay. Một lượng tiền khổng lồ đổ vào nền kinh tế, chủ yếu là cơ sở hạ tầng và xây dựng. Điều này khiến giá bất động sản tăng cao, chi phí sinh hoạt tăng, hậu quả là lạm phát. Đối mặt với những vấn đề này cộng với những lo sợ nền kinh tế sẽ tăng trưởng "quá nóng", các nhà chính sách đã phải thực hiện giải pháp kiềm chế chi tiêu và giảm lạm phát. Và việc thực hiện những biện pháp này cộng với sự sụt giảm nhu cầu từ các thị trường lớn đã gây ra tình trạng tăng trưởng chậm của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này. Nguồn tin: VEF
- Daily: Bảng giá HRC & CRC
- Bản tin VIP
- Monthly: Tổng hợp thép thế giới
- Daily:Tin thế giới
- Dailly: Bản tin dự báo hàng ngày
- Weekly:Dự báo xu hướng thép Thế giới
- Weekly:Dự báo xu hướng thép TQ
- Dailly:Giá Trung Quốc
- Weekly: Tổng hợp tin tức tuần
- Weekly:Bản tin thép xây dựng
- Dailly:Giá chào xuất nhập khẩu
- Daily:Giá thế giới
- Dailly:Hàng cập cảng
- Weekly:Thị trường thép Việt Nam
- Daily:Điểm tin trong ngày
- Monthly:Tổng hợp thị trường thép TQ
- Tin Tức
- Kinh Doanh
- Kinh tế
- Chuyên ngành thép
- Danh bạ DN