Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Kinh tế Trung Quốc tháng 9: "Bỗng dưng" dẫn đầu

Mặc dù còn nhiều khó khăn trong nội tại nền kinh tế nhưng cũng phải công nhận kinh tế Trung Quốc hiện nay là “bình yên” nhất trong các nền kinh tế lớn trên thế giới.

Cũng phải công nhận kinh tế Trung Quốc hiện nay là “bình yên” nhất trong các nền kinh tế lớn trên thế giới.

Những khó khăn mà Mỹ, Nhật Bản và Châu Âu gặp phải như nợ công hay thảm họa…chưa phải là vấn đề lớn đối với kinh tế Trung Quốc.

Do vậy nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới có điều kiện tập trung vào những vấn đề chính như điều chỉnh tỷ giá, duy trì tốc độ tăng trưởng và ngăn chặn lạm phát.

Về tổng quan, Thủ tướng Ôn Gia Bảo khẳng định: “Tôi tin rằng nền kinh tế Trung Quốc sẽ gặt hái được những thành quả kinh tế dài hạn cũng như mức tăng trưởng cao hơn. Đây sẽ là những đóng góp mới của chúng tôi trong việc duy trì thúc đẩy sự phát triển kinh tế toàn thế giới”.

Điều này được thể hiện thông qua tốc độ tăng trưởng cao và ổn định từ đầu năm 2011 đến nay cũng như khối lượng dự trữ ngoại tệ khổng lồ trên 3.000 tỷ USD…

Bên cạnh những tuyên bố đầy lạc quan và những chỉ số kinh tế thuộc diện “mơ ước”, kinh tế Trung Quốc vẫn đứng trước nhiều vấn đề không dễ giải quyết một sớm, một chiều, phản ánh những đặc trưng của nền kinh tế mới nổi trong đó kiềm chế lạm phát là ví dụ điển hình.

Năm 2011đã chứng kiến nhiều biện pháp “mạnh tay” của Trung Quốc trong việc kiềm chế lạm phát thông qua 2 công cụ điều tiết cơ bản là tăng dự trữ bắt buộc và tăng lãi suất.

Tuy nhiên, sau 9 tháng quyết liệt ngăn chặn nhưng nói Trung Quốc đã thành công trong việc kiềm chế lạm phát cũng thực sự khó. Không những vậy, lạm phát vẫn tăng đều dặn và tháng 9 này theo một số dự báo lạm phát cũng không thể dưới 6%. Và như vậy, “nhiệm vụ trọng tâm số 1” của kinh tế Trung Quốc không thể “về đích sớm”, vẫn phải thực hiện đến hết năm 2011.

Không chỉ có lạm phát, nợ xấu của ngân hàng - căn bệnh “kinh niên” hay “trái bom nổ chậm” cũng là vấn đề không dễ giải quyết của kinh tế Trung Quốc hiện nay.

Mặc dù các số liệu về nợ xấu của ngân hàng Trung Quốc có khác nhau nhưng đều là những con số không hề nhỏ và không thể “ngồi yên” khi chiếm từ 8% đến 18% tổng dư nợ tín dụng.

Cần biết rằng các ngân hàng Trung Quốc đã cho vay đến 8.500 tỷ NDT (khoảng 1.300 tỉ USD) nhưng Moody’s lại cho rằng số tiền cho vay lớn hơn nhiều, khoảng 1.840 tỷ USD và đa số được đầu tư vào cơ sở hạ tầng. Đây là lĩnh vực có hệ số sinh lời thấp và thời gian thu hồi vốn lâu.

Theo giáo sư Minxin Pei, chuyên gia Mỹ về Trung Quốc thì chỉ có 1/3 số dự án làm ra tiền đủ để trả nợ. Không những vậy, vấn đề nợ xấu của ngân hàng ở Trung Quốc cũng được Giáo sư Pieter P. Bottelier thuộc Đại học Mỹ Johns Hopkins đánh giá không lạc quan, “Hiện nay, dường như tỉ lệ đầu tư vào đó đã quá cao. Có bao nhiêu phần trăm các công trình hạ tầng được tư vấn không tốt và sẽ trở thành nợ xấu trong tương lai, chẳng ai biết cả”.

Đây là hệ quả của việc tăng tín dụng với tốc độ cao từ năm 2007 đến năm 2011, nếu chia đều cho người dân thì số nợ đạt 6.500 USD/người.

Dưới góc độ điều hành kinh tế vĩ mô, đây là những nguy cơ lớn và đặc biệt lớn, có tác động đến toàn bộ nền kinh tế với những hậu quả không thể lường trước được. “nếu chúng ta không chứng kiến một cú sốc tín dụng nào thì quả thật sẽ rất đáng ngạc nhiên”, nhận định của chuyên gia Jim Antos của Mizuho Securities Asia.

Như vậy, không chỉ tham gia giải cứu Eurozone với chiến lược và mục đích của mình, kinh tế Trung Quốc cũng cần được làm mới và đó không chỉ là xu thế còn là là đòi hỏi tất yếu nếu Trung Quốc muốn phát triển ngang tầm.

Nguồn tin: Tamnhin

ĐỌC THÊM