Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Kinh tế Việt Nam có thể cạnh tranh với Trung Quốc?

Việt Nam nằm trong nhóm các nước mới nổi có nền kinh tế tăng trưởng đáng chú ý sau nhóm bốn nước Braxin, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc, theo nhận xét của báo Economist.

Hiện tại, nhóm bốn nước Braxin, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc (BRIC) vẫn là đầu tàu tăng trưởng và tạo ra một quyền lực mới trên nền kinh tế toàn cầu nghiêng về phía thị trường mới nổi. Tuy nhiên sự nổi lên của thị trường mới nổi không chỉ gói gọn trong sự phát triển của bốn nước này, và giới đầu tư đang bắt đầu quan tâm hơn tới nhiều nước nằm ngoài BRIC. Vây những thị trường mới nổi nào khác đang có ưu thế tăng trưởng mạnh và bền vững? Economist nhắm vào khối CIVETS (Colombia, Indonesia, Việt Nam, Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ và Nam Phi).

BRIC là khái niệm được Goldman Sachs đưa ra vào năm 2001 và đã dần được nhiều người biết đến và sử dụng. Braxin, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc trên thực tế chỉ là một nhóm tập hợp không đồng nhất, tuy nhiên việc cụm từ này ngày một được nhắc đến nhiều cho thấy nó đã nắm bắt được sự chuyển đổi quyền lực đang diễn ra trong nền kinh tế toàn cầu. Khối BRIC hiện đã là đối thủ cạnh tranh với nhiều nước thuộc nhóm các nền kinh tế phát triển G7 về quy mô, và tổng GDP của khối này sẽ sớm vượt qua G7 sau năm 2020.

Tuy nhiên, khái niệm BRIC không thể diễn tả được hết những gì đang diễn ra tại thị trường mới nổi. Việc G20, bao gồm nhiều nền kinh tế không thuộc BRIC, ngày một có uy tín trong việc trở thành diễn đàn đầu tiên đàm phán về các vấn đề kinh tế toàn cầu cho thấy sự chuyển giao quyền lực nghiêng về phía thị trường mới nổi không chỉ là câu chuyện của khối BRIC. Giới đầu tư cũng bắt đầu quan tâm hơn tới những thị trường ngoài BRIC, một phần nhằm đa dạng hoá đầu tư và giảm bớt nguy cơ, tuy nhiên cũng là bởi khi BRIC đã trở nên nổi tiếng, các tài sản ở đây dần dần đã trở nên đắt hơn.

Đã có nhiều thử nghiệm đưa ra một nhóm các nước mới có thể bổ sung cho BRIC. Đáng chú ý nhất có lẽ là N11, hay Next 11 do Goldman Sachs đưa ra gồm: Bangladet, Ai Cập, Indonesia, Iran, Hàn Quốc, Mexico, Nigeria, Pakistan, Philippines, Thổ Nhĩ Kỳ và Việt Nam. Nhưng nhóm này được tập hợp chủ yếu bằng cách chọn ra các nước mới nổi có dân số lớn nhất không thuộc BRIC, nói cách khác là những nước với sức mạnh tiềm tàng có thể đuổi kịp các nước phát triển chứ không phải là những nước có khả năng thành công nhất. Có nhiều lý do để nghi ngờ khả năng đuổi bắt của một số nền kinh tế trong nhóm này.

CIVETS

Xét đến những nước có nền kinh tế mới nổi có nhiều tiềm lực nhất để có tăng trưởng mạnh trong thời gian dài sau BRIC, có sáu nước đáng chú ý nhất: CIVETS. Cũng như BRIC, nhóm này là những nước có vị trí địa lý không gần gũi và có những điểm khác biệt rõ ràng, tuy nhiên cũng có những tương đồng quan trọng. Các nước này đều có dân số lớn và trẻ, từ mức 240 triệu người của Indonesia đến 49 triệu của Nam Phi và 46 triệu của Colombia (hai nước này không được chọn vào nhóm N11 vì tiêu chuẩn dân số này). Tất cả các nền kinh tế này đều rất đa dạng và không phụ thuộc quá nhiều vào hàng hoá. Các nước này cũng có hệ thống tài chính tương đối hoàn chỉnh, ít nhất là trong trường hợp của các nước không phải châu Á.

Không một nước nào thuộc CIVETS có lạm phát không kiểm soát được, mặc dù Ai Cập có mức lạm phát khá cao. Cũng không có nước nào có thâm hụt tài khoản vãng lai đáng lo ngại (Việt Nam có mức thâm hụt tương đối cao, tuy nhiên xu hướng hiện tại là khả quan). Cũng như nhiều nước khác trên toàn thế giới, thâm hụt tài chính tại các nước này đều tăng mạnh do ảnh hưởng của khủng hoảng toàn cầu, tuy nhiên mức nợ công của CIVETS là khá thấp. Lo ngại lớn nhất là Ai Cập, với nợ công ở mức cao là 80% GDP, khiến nước này trở thành thành viên yếu của nhóm, tuy nhiên với mức tăng trưởng kinh tế nhanh, gánh nặng nợ sẽ giảm dần, cùng với dân số trẻ có nghĩa rằng tỷ lệ nợ của nước này không đáng ngại như đối với một nước phát triển.

Dân số (tr ng) GDP trên đầu người (US$, PPP) Lạm phát(%) Cán cân ngân sách(% GDP) Nợ công (% GDP) Cán cân vãng lai (% GDP) Tăng trưởng kinh tế thực trung bình, 2010-30
Colombia 46.9 8,920 2.6 -3.9 47.3 -1.6 3.3
Indonesia 243.0 4,230 5.1 -2.2 27.0 1.5 5.3
Việt Nam 87.8 3,150 9.3 -7.7 52.0 -7.7 5.3
Ai Cập 84.7 5,910 11.8 -8.7 80.3 0.4 5.6
Thổ Nhĩ Kỳ 73.3 12,740 8.7 -4.5 48.7 -4.8 3.8
Nam Phi 49.1 10,730 5.8 -6.3 33.3 -5.0 3.9

 

Dự đoán những chỉ số chính của CIVETS trong năm 2010 

(Nguồn: Economist Intelligence Unit)

Như vậy các nền tảng cơ bản của các nước này là khá vững mạnh, nền kinh tế cũng tỏ ra chống chọi tốt với những khó khăn đến từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, với những đường hướng chính sách hợp lý trong những năm gần đâu. Cuối cùng, nền chính trị cũng hỗ trợ nhiều cho kinh tế: có những rủi ro, nhưng các nước này đều có nhiều khả năng sẽ vẫn ổn định trong tương lai. Dự đoán, CIVETS sẽ có mức tăng trưởng trung bình GDP hàng năm rất ấn tượng là 4,5% trong vòng 20 năm nữa, dưới chút ít so với mức trung bình 4,9% dự đoán của BRIC, nhưng cao hơn hiều so với tăng trưởng 1,8% của G7.

Những nước khác

Tại sao những thị trường mới nổi lớn khác không được cho vào nhóm này? Nigeria phụ thuộc quá nhiều vào hàng hoá, và khu vực tài chính bị thiệt hại trong cuộc khủng hoảng toàn cầu sẽ không giúp nước này có thể đa dạng hoá được kinh tế. Iran có trình độ dân trí cao, như nền chính trị và ngoại giao của nước này quá không ổn định. Sự vững mạnh chính trị của Ukraina đã được cải thiện dần dần trong thời gian gần đâu, tuy nhiên có thể tình hình này sẽ không kéo dài, trong khi môi trường kinh doanh vẫn còn nghèo nàn. Philippines cũng đang chịu tác động từ nền chính trị yếu và bất ổn, đồng thời kinh tế cũng hoạt động dưới khả năng. Bất ổn chính trị cũng kìm chân sự phát triển của Thái Lan, trong khi các vấn đề an ninh tại Pakistan vẫn còn quá lớn. Bangladesh vẫn quá nghèo, và dự đoán vẫn sẽ là nước có thu nhập thấp vào năm 2030, đồng thời quá nhạy cảm với những tác động của biến đổi khí hâu. Mexico và Hàn Quốc hiện đã quá giàu nên không thể đạt được tốc độ tăng trưởng như BRIC, và cũng không phải là môi trường đầu tư mới mẻ gì đối với giới đầu tư.

Như vậy nhóm CIVETS là có nhiều khả năng nhất. Nhóm này sẽ không thể thay đổi trật tự kinh tế toàn cầu như nhiều người trông chờ ở BRIC. Vào năm 2030, sẽ chỉ có thêm một nước là Ai Cập gia nhập vào nhóm top 20 nước đứng đầu thế giới, ngoài Indonesia và Thổ Nhĩ Kỳ hiện tại đã đạt được vị trí này. GDP tổng cộng của nhóm này cũng sẽ chỉ bằng một phần năm của G7. Tuy nhiên CIVETS sẽ đóng góp một phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong giai đoạn này. Sự nổi lên của các nước này sẽ giúp củng cố sức mạnh của các khu vực mới nổi, đẩy nhanh sự chuyển giao kinh tế toàn cầu sang phía Đông và Nam.

Nguồn: Economist

ĐỌC THÊM