KQKD doanh ngành thép quý 2/2021: Nhiều doanh nghiệp có lãi tăng bằng lần, quán quân thuộc về doanh nghiệp lãi gấp 49 lần cùng kỳ
Rất nhiều doanh nghiệp ngành thép báo lãi quý 2 tăng hàng chục lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Các doanh nghiệp ngành thép quý 2 nói riêng và giai đoạn từ cuối năm 2020 đến nay nói chung đều là tâm điểm chú ý của các nhà đầu tư. Điểm sáng là giá thép liên tục tăng mạnh, nhu cầu tiêu thụ cũng tăng theo, dẫn đến doanh thu và cả lợi nhuận của hầu hết các doanh nghiệp ngành thép trên sàn đều tăng. Điểm nhấn trong số đó là rất nhiều doanh nghiệp có lợi nhuận "tăng bằng lần" – trong đó quán quân thuộc về doanh nghiệp có lãi gấp 49 lần cùng kỳ.
Doanh nghiệp ngành thép đoạt quán quân về lợi nhuậnNếu nhắc đến doanh nghiệp ngành thép có lãi lớn nhất phải kể đến Hòa Phát (HPG). Tuy vậy cũng phải nói thêm, Hòa Phát là doanh nghiệp kinh doanh đa ngành nghề, trong đó ngành thép đóng vai trò quan trọng. Qusy 2 vừa qua công ty đạt 35.400 tỷ đồng doanh thu, tăng 71% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế đạt 9.745 tỷ đồng, gấp 3,5 lần cùng kỳ. Tính chung 6 tháng đầu năm 2021 Hòa Phát đạt 66.900 tỷ đồng doanh thu, tăng 67% so với cùng kỳ và lãi sau thuế gấp 3 lần, lên mức 16.723 tỷ đồng.Mảng thép vẫn chiếm vị trí chủ chốt với gần 32.500 tỷ đồng doanh thu quý 2, chiếm 92,5% tổng doanh thu.Không chỉ kết quả kinh doanh tăng mạnh, mà giá cổ phiếu HPG cũng tăng mạnh từ đầu năm 2021 đến nay với tỷ lệ tăng khoảng 55%. Hiện HPG giao dịch quanh mức 47.300 đồng/cổ phiếu.Doanh nghiệp chiếm vị trí quán quân về tăng trưởng lợi nhuậnKhông phải lãi cao nhất, nhưng Thép Nam Kim (NKG) lại chiếm vị trí quán quân về tăng trưởng lợi nhuận quý 2 so với cùng kỳ. Doanh thu quý 2/2021 đạt 7.010 tỷ đồng, gấp 3 lần cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế gấp 49 lần quý 2 năm ngoái, lên mức 847 tỷ đồng – chủ yếu là lãi thuần từ hoạt động kinh doanh. Đây cũng là mức lãi kỷ lục công ty đạt được theo quý. Còn nếu so với quý 1 liền trước đó, lợi nhuận sau thuế quý 2 cũng gấp 2,6 lần.Tính chung 6 tháng đầu năm 2021 Thép Nam Kim đạt 11.862 tỷ đồng doanh thu, tăng 149% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế gấp gần 20 lần, lên mức 1.166 tỷ đồng.Cũng như kết quả kinh doanh, giá cổ phiếu NKG của Thép Nam Kim cũng tăng mạnh 124% kể từ đầu năm 2021 đến nay, hiện giao dịch quanh mức giá 33.700 đồng/cổ phiếu.Những doanh nghiệp có lãi tăng hàng chục lần cùng kỳKhông chỉ tăng bằng lần, mà nhiều doanh nghiệp ngành thép báo lãi quý 2 tăng hàng chục lần. Trong số đó cũng cần nhắc đến SMC – doanh nghiệp đạt 5.952 tỷ đồng doanh thu quý 2, tăng 62% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế gấp 13 lần quý 2 năm ngoái, đạt 532 tỷ đồng –mức lãi kỷ lục theo quý của công ty. Lũy kế 6 tháng đầu năm, Công ty đạt 11.022 tỷ đồng doanh thu, tăng 55% và 748 tỷ lãi sau thuế, tăng cao gấp hơn 13 lần so với nửa đầu năm ngoái.Giải trình cho kết quả ấn tượng trên, SMC cho biết hoạt động sản xuất kinh doanh khá ổn định, tuy nhiên giá cả liên tục tăng nhanh làm hiệu quả Công ty tương ứng tăng mạnh. Bên cạnh đó, Công ty cũng chủ động nguồn nguyên liệu, đảm bảo năng suất trong sản xuất, gia công và tồn kho luôn ở mức cao, giá vốn thấp. Song song, SMC cũng tăng tỷ trọng thép thông qua sản xuất và gia công, từ đó cải thiện biên lợi nhuận. Ngoài ra, trong kỳ hoạt động tài chính Công ty cũng hiệu quả nhờ lãi vay giảm, sử dụng vốn tiết kiệm, tăng nhanh vòng quay vốn, giảm bớt đầu tư và hoàn nhập dự phòng.Những doanh nghiệp nhóm này còn phải kể đến Thép Mê Lin (MEL) với tỷ lệ tăng lãi quý 2 gấp 20 lần cùng kỳ. Hay Thép Đà Nẵng (DNS) có lãi quý 2 gấp 32 lần quý 2 năm ngoái, lên trên 45 tỷ đồng.Đáng chú ý, cổ phiếu DNS của Thép Đà Nẵng còn được nhắc đến với đợt tăng giá đột biến trong nửa đầu năm vừa qua. Đang duy trì mức giao dịch dưới mệnh giá (9.400 đồng/cổ phiếu), DNS có phiên tăng kịch trần với tỷ lệ tăng xấp xỉ 40% lên 13.100 đồng/cổ phiếu do đã hơn 6 tháng không giao dịch khớp lệnh. Tiếp đó là chuỗi tăng trần kéo dài 11 phiên liên tiếp, đưa cổ phiếu lên đến 49.100 đồng/cổ phiếu trước khi giảm trở lại và hiện giao dịch quanh mức 15.000 đồng/cổ phiếu. Không chỉ vậy, Thép Đà Nẵng đã chính thức rời sàn từ 12/7/2021 do cổ đông lớn có tờ trình xin hủy tư cách là công ty đại chúng – dù cổ đông lớn thứ 2 là VnSteel phản đối.Những doanh nghiệp chuyển từ lỗ sang lãi quý 2Nhắc đến những doanh nghiệp lãi bằng lần so với cùng kỳ, cũng không thể không nhắc đến những doanh nghiệp đã chuyển từ lỗ quý 2 năm ngoái sang lãi quý 2 năm nay. Trên thực tế nếu tính tỷ lệ % về tăng trưởng lợi nhuận, thì những doanh nghiệp nhóm này còn đáng kể đến hơn nhiều.Thép Tiến Lên (TLH) đạt 1.395 tỷ đồng doanh thu quý 2 (tăng 36% so với cùng kỳ), nâng tổng doanh thu 6 tháng đầu năm lên 2.374 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế đạt mức kỷ lục gần 197 tỷ đồng, cái thiện mạnh so với số lỗ 15 tỷ đồng ghi nhận trong quý 2/2020. Tổng LNST 6 tháng đầu năm 2021 Thép Tiến Lên đạt 307 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế.Giá thép tăng cao, nhu cầu tiêu thụ tăng cao là những tác động chính dẫn đến doanh thu, lợi nhuận các doanh nghiệp ngành thép tăng mạnh. Đặc biệt là các doanh nghiệp chủ động được lượng hàng tồn kho, xoay vòng vốn nhanh và những doanh nghiệp chủ động nguồn nguyên liệu đầu vào.Thép Pomina (POM) cũng chuyển từ lỗ hơn 88 tỷ đồng quý 2 năm ngoái sang lãi 127 tỷ đồng quý 2 năm nay.Các doanh nghiệp ngành thép khác cũng báo lãi tăng bằng lần. Tổng Công ty Thép Việt Nam (VnSteel – TVN) lãi sau thuế quý 2 đạt 576 tỷ đồng, tăng 157% so với cùng kỳ. Gang thép Thái Nguyên (TIS) lãi sau thuế gần 66 tỷ đồng quý 2, gấp6 lần cùng kỳ. Thép Việt Ý (VIS) cũng đạt mức tăng trưởng 141% lên gần 61 tỷ đồng, VCA báo lãi quý 2 gấp 6 lần cùng kỳ...