Tin đồn về trần lãi suất huy động giảm xuống 12% đang khiến BĐS, chứng khoán và DN rất trông đợi thì người gửi tiền lại tỏ ra chán nản còn các ngân hàng lại thêm lo bị rút vốn.
Chứng khoán, BĐS mong mỏi
Hai ngày nay, dân đầu tư trên sàn chứng khoán đồn nhau về khả năng giảm trên lãi suất xuống 12% ngay trong đầu tháng 12. Thậm chí, nhiều người còn khẳng định là một cuộc họp về giảm lãi suất đang được Ngân hàng Nhà nước triệu tập để sớm có quyết định.
Nghe tin này, chị Tuyết Mai - một tay đầu tư vẫn kiên trì bám sàn suốt thời gian qua đã gọi điện khắp nơi dò tin. Theo chị Mai, nếu điều đó thành hiện thực thì đây có thể là cơ hội để gom cổ phiếu rẻ cho đợt sóng cuối năm 2011.
Lãi suất giảm là cơ hội hâm nóng thị trường BĐS, chứng khoán. |
Trong khi đó, chuyên gia tư vấn chính sách cho một ngân hàng cổ phần ở Hà Nội cũng cho biết, rất nhiều người đã dồn dập hỏi về động thái chính sách của Ngân hàng Nhà nước về lãi suất. Thậm chí, có người còn khẳng định như chắc chắn việc này sẽ diễn ra và yêu cầu được tư vấn việc lướt sóng cuối năm.
Không chỉ trên sàn chứng khoán, trên các sàn BĐS khu vực Trung Hòa - Nhân Chính hai ngày nay đây cũng là chủ đề chính. Cũng như chứng khoán, BĐS cũng đang mong giảm lãi suất để kích thích thị trường khi giá đã giảm mạnh trong thời giam qua.
Đỗ Chí Hoàng, một nhà đầu tư đến sàn Hoàng Long cho biết, ở đây có rất nhiều đất lô khu Đông Anh, Bắc Thăng Long, Mê Linh... thời gian qua giảm giá rất mạnh. Ông đang đi thăm dò vì nếu lãi suất giảm, rất có thể BĐS sẽ sớm khởi sắc vì khu vực giàu tiềm năng này sẽ sớm sôi động trở lại.
Trong khi đó, chị Hồ Minh Giang dù rất nóng lòng đẩy bớt hai căn hộ đầu cơ ở Mỹ Đình trong suốt thời gian qua thì nay lại tỏ ra nấn ná. Theo chị Giang, sau khi loại 4 nhóm BĐS khỏi phi sản xuất, rồi Ngân hàng Nhà nước tuyên bố 2012 sẽ nới tín dụng cho BĐS thì việc giảm lãi suất 12% sẽ là động lực lớn giúp hồi phục giá BĐS.
Việc giảm lãi suất từ tin đồn đang gần như được khẳng định khi chính các ngân hàng cũng "nhỏ to" với các khách hàng là không nên rút tiền sớm hay gửi ngăn hạn mà bị thiệt vì sắp tới lãi suất sẽ giảm xuống nữa. Nên chốt kỳ hạn dài để được hưởng lãi cao nếu không mấy hôm nữa sẽ không còn cơ hội.
Khu Linh Đàm - Đại Kim - Định Công dày đặc các ngân hàng mới mở, khi vào tham khảo ở nhiều nơi thì đều được tư vấn rằng lãi suất sẽ giảm. Nhân viên của Techcombank còn cho biết, rất có thể chỉ 1 -2 ngày nữa sẽ giảm lãi suất nên cần gửi lãi sớm với kỳ hạn dài sẽ có lợi. Còn ở phòng giao dịch bên cạnh của SeaBank, anh nhân viên vừa tư vẫn vừa tính toán hộ cho khách hàng cỡ lớn: bác chốt sớm đi, mấy tỷ bạc mà giảm mất 2% là mất tiền triệu hàng tháng. Lần trước gửi ngắn hạn 1 tháng đã mất cơ hội ăn lãi suất 18% vì bị hạ xuống 14% rồi.
Trao đổi về điều này, trong chiều ngày 1/12, giám đốc chi nhánh một Ngân hàng cổ phần lại tỏ ra không chắc chắn khi cho biết, chủ trương là giảm dần lãi suất nhưng thời điểm và con số lãi suất cụ thể chưa có gì là chắc chắn cả. Trong khi đó, chuyên gia từ ban nguồn vốn từ ngân hàng quốc doanh lớn, kịch bản lãi suất huy động xuống 12% đã được ngân hàng này đưa vào dự báo. Rất có thể điều này thực hiện trong tháng 12 nhưng sẽ còn phụ thuộc vào các yếu tố thị trường, lãi suất và tình hình thực tế từ các ngân hàng.
Dư luận đặt vấn đề là có cơ sở khi Nguyễn Văn Bình tuyên bố, CPI tháng 11 thấp sẽ là cơ sở để giảm trần lãi suất huy động. Thực tế, lạm phát tháng 11 ở mức rất thấp, xu hướng lãi suất được khống chế đã rõ. Còn trước đó, chính Ngân hàng Nhà nước cũng đã cho rằng,. lạm phát dần được kiềm chế thì chính sách tiền tệ sẽ có linh hoạt để phù hợp. Nếu điều này xảy ra thì cùng phù hợp với mục tiêu giảm lạm phát xuống 1 con số đã ra cho 2013
Trong khi đó, trong nghị quyết mới ban hành của Quốc hội cũng cho nhấn mạnh giảm lãi suất cho vay, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận vốn, giảm chi phí đầu vào
Ngân hàng lại lo mất vốn
Trong khi các DN, nhất là giới đầu tư BĐS, chứng khoán tỏ ra hứng khởi và mong đợi thì người gửi tiền lại to ra khá chán nản. Đối với đa số, việc lãi suất giảm liên tục trongkhi lạm phát vẫn tăng lên khiến họ không khỏi cảm thấy bị thiệt thòi.
Chị Minh Lan đã quyết định gửi lai hơn 600 triệu của mình với kỳ hạn 6 tháng, được rút gốc linh hoạt. Theo chị Lan, với xu hướng này, việc giảm lãi suất là chắc chắn dù có thể chưa xảy ra ngay.
Chị Lan khá chán nản khi cho biết, trước đây còn đầu tư suất nhà hay mua vàng nhưng nay đều bất ổn cả thì chỉ biết gửi tiền vào ngân hàng nhưng lãi suất liên tục giảm nên người gửi tiền đang cảm thấy thiệt vì lãi suất cả năm lên đến 18%.
Cùng tâm lý đó, anh Quang Đông cũng phân vân khi đang cố tìm kiếm cơ hội đầu tư khi lãi suất hạ xuống. Anh nói: mọi người đều phân tích là lãi suất xuống thì nhà đất sẽ lên. Nếu điều đó sự thực thì tôi sẽ rút tiền và quay lại với kênh nhà đất quen thuộc nhưng phải thận trọng hơn.
Ngân hàng lại đối mặt với với nỗi lo bị mất vốn. |
Dân rút tiền khỏi ngân hàng chính là lo ngại lớn nhất của các ngân hàng khi lãi suất có thể giảm vào thời điểm cuối năm. Theo giám đốc một Ngân hàng thương mại cổ phần, lãi suất hạ xuống 14% đã gây khó khăn cho ngân hàng huy động vốn suốt thời gian qua. Nếu tiếp tục hạ lãi suất sẽ khiến ngân hàng khó khăn hơn trong khi nhu cầu tiền mặt cuối năm lại đăng.
Ông này cho biết, hai tuần nay khi dân cư giảm gửi tiền khi các tổ chức lại cho xu hướng rút tiền để lo kinh doanh cuối năm khiến ngân hàng phải tìm mọi cách để bù đắp thanh khoản. Những cón số bơm tiền của ngân hàng nhà nước và lãi suất liên ngân hàng đứng cao đã thể hiện căng thẳng của hệ thống ngân hàng.
"Cuối năm, bao giờ cũng là giai đoạn căng thẳng, thông thường ngân hàng sẽ phải tăng lãi suất để huy động. Nay nếu giảm sẽ gây nhiều căng thẳng cho thanh khoản của các ngân hàng". Ông này nhần mạnh thêm, từ tháng 9 thực hiện trầm lãi suất mới, huy động vốn toàn hệ thống liên tục giảm, nay nếu hạ lãi suất chắc chắn tình hình này sẽ căng thẳng hơn.
Trao đổi vấn đề này, một chuyên gia tài chính nhấn mạnh, lãi suất về nguyên tắc là có thể giảm nhưng vấn đề bây giờ là làm sao để cân đối giữa các yêu cầu giảm lãi suất, an toàn của các ngân hàng. Trong khi đó, lãi suất cũng chính là nhân tố có tác động mạnh đến khi tỷ giá, giá vàng... và sự ổn định của thị trường. Vì thế, giảm lãi suất vẫn cần phải tính toán thận trọng.
Nguồn tin: VEF.VN