Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Làm gì để chặn cuộc chiến tiền tệ

Trước xu thế cạnh tranh gay gắt giữa các đồng tiền trên thế giới, giới chuyên gia cho rằng cần phải bình tĩnh, không quá hi vọng vào một sự hàn gắn ngay lập tức và trên hết không tạo ra một cuộc chiến thương mại với Trung Quốc.

Nhu cầu tiêu dùng toàn cầu cần được phân bố lại cân bằng

Trong những tuần gần đây, kinh tế thế giới gần như đang rơi vào một cuộc chiến tranh. Nhiều quốc gia chỉ trích lẫn nhau vì đã bóp méo nhu cầu của thế giới thông qua hàng loạt vũ khí từ giãn định lượng tiền (in tiền với số lượng lớn) để mua trái phiếu chính phủ nước khác đến việc can thiệp vào giá trị đồng tiền và kiểm soát các nguồn vốn.
Ba cuộc chiến lớn

Hiện, trong thực tế có ba cuộc chiến đang diễn ra. Lớn nhất là việc Trung Quốc không có ý định để Nhân dân tệ tăng giá quá nhanh. Các quan chức Mỹ, Châu Âu đã lên tiếng gay gắt về sự năng động gây hại do việc Trung Quốc định giá Nhân dân tệ quá thấp gây ra. Trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ tới đây tại Mỹ, chủ đề thương mại Trung Quốc không công bằng sẽ trở thành một chủ đề được quan tâm nhất.

Điểm nóng thứ hai là chính sách tiền tệ của các quốc gia phát triển, đặc biệt là triển vọng về việc các ngân hàng trung ương của những nước này có thể sớm khởi động việc in nhiều tiền để mua các trái phiếu chính phủ. USD đã giảm nhiều giá trị khi thị trường tài chính hi vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ hành động nhanh hơn và rõ ràng hơn. Eur lên cao tới mức lãnh đạo Ngân hàng Châu Âu không hề mong muốn. Trong con mắt của Trung Quốc và các nền kinh tế mới nổi, việc giãn định lượng tiền tạo ra một sự không rõ ràng, không chính xác trong nền kinh tế thế giới vì các nhà đầu tư đang chạy khắp nơi, nhất là tới các nền kinh tế mới nổi để tìm các cổ phiếu có giá trị tăng trưởng cao.

Vấn đề tranh cãi thứ ba đến từ việc làm sao để các quốc gia đang phát triển phản ứng hiệu quả nhất với những dòng vốn nêu trên. Thay vì để cho tỷ giá đồng tiền tăng cao, nhiều chính phủ đã can thiệp để mua ngoại tệ, hoặc áp đặt thuế đối với dòng vốn từ nước ngoài. Brazil gần đây đã tăng gấp đôi thuế đối với các khoản mua sắm hàng hóa nước ngoài. Tuần qua, Thái Lan cũng thông báo tăng thuế 15% với vốn đầu tư của nước ngoài vào trái phiếu.

Điều thế giới cần

Điều cần xảy ra cho thế giới hiện nay khá rõ ràng. Nhu cầu tiêu dùng toàn cầu cần được phân bố lại cân bằng, theo hướng thoát khỏi các nền kinh tế giàu có đang mắc nợ và nhằm tới xu hướng tăng cường chi tiêu của các nền kinh tế mới nổi. Sự cải cách cấu trúc nhằm thúc đẩy chi tiêu tại các nền kinh tế thặng dư sẽ giúp điều đó nhưng các nước này cần định lại tỷ giá hối đoái và tất nhiên phải có điều kiện giá trị Nhân dân tệ không ở mức quá thấp. Nếu không nó sẽ gây tổn hại cho phương Tây, các nền kinh tế mới nổi và cả Trung Quốc vì tất cả đều cần dựa vào nhu cầu tiêu dùng nội địa để tăng trưởng mạnh. Trong thế giới các nước phát triển, chỉ có Nhật Bản phải dùng đến biện pháp can thiệp vào tiền tệ. Thậm chí kể cả Mỹ, việc dùng thuế để chống lại Trung Quốc cũng còn cần một quá trình lâu dài vì nó phải được thông qua ở Thượng nghị viện và được Tổng thống Obama ký phê chuẩn.

Hơn thế, tập trung vào Mỹ và Trung Quốc cũng sẽ làm hiểu nhầm về nguồn gốc tự nhiên của vấn đề. Vì thế, trong cuộc gặp thượng đỉnh G20 tháng tới tại Hàn Quốc, các bất đồng về chính sách tiền tệ sẽ là chủ điểm nóng đưa ra bàn thảo. Tuy nhiên cần kiểm soát và kiềm chế nó theo cách tất cả các bên được hưởng lợi và không gây ảnh hưởng xấu tới nền kinh tế nước khác dù cho khó đạt được một Hiệp định hòa bình nào về vấn đề này.

Nguồn: DDDN

ĐỌC THÊM