Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Làm gì với núi thép, xi-măng "tỷ đô"?

 Núi hàng tồn giá trị hàng tỷ đô-la của ngành vật liệu xây dựng (thép, xi-măng, gạch...) đang làm ngành này đau đầu, nhưng tìm lối thoát không hề đơn giản khi "nhiệt độ" của thị trường bất động sản vẫn chưa thấy dấu hiệu tăng.

 

 

Tiêu thụ thép cả nước hiện nay chưa bằng một nửa công suất sản xuất
Tiêu thụ thép cả nước hiện nay chưa bằng một nửa công suất sản xuất
 
Đâu đâu cũng thấy hàng tồn
 

Tại Hội thảo “Giải pháp nào để ngành vật liệu xây dựng vượt qua cơn khủng hoảng” tổ chức sáng 25/5 ở Đà Nẵng, TS. Trần Văn Huynh - Chủ tịch Hội vật liệu xây dựng Việt Nam cho biết: do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế trong nước và thế giới, 2 năm qua ngành vật liệu xây gặp nhiều khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm, lượng hàng hóa tồn kho lớn, các doanh nghiệp phải giảm sản lượng, nhiều doanh nghiệp phải ngừng sản xuất hoặc sản xuất cầm chừng.

 
Cụ thể, với tổng công suất khoảng 11 triệu tấn thép/năm, sức tiêu thụ thép cả nước hiện nay chỉ khoảng 5 triệu tấn, chưa bằng nửa công suất sản xuất. Mặc dù thép trong nước đang dư thừa, năm 2012 vừa qua, Việt Nam vẫn nhập khẩu khoảng 5 triệu tấn thép các loại với kim ngạch khoảng 5 tỷ USD. Trong khi đó, lượng thép các loại xuất khẩu trong năm 2012 đạt hơn 2 triệu tấn với kim ngạch gần 2 tỷ USD, chưa bằng một nửa kim ngạch nhập khẩu.
 
Ngành xi măng cũng không khả quan hơn, mức tiêu thụ xi măng nội địa trong năm 2012 đạt khoảng 45,5 triệu tấn, giảm 3,8 triệu tấn (bằng 7,1%) so với năm 2011. Nhiều nhà máy xi xăng mới đi vào sản xuất lâm vào cảnh nợ nần, không có khả năng thanh toán hoặc phải dừng sản xuất, hoặc phải bán nhà máy cho nước ngoài.
 
Còn theo ông Phạm Công Danh, Tổng giám đốc Công ty TNHH tập đoàn Thiên Thanh, sự trầm lắng, trì trệ của thị trường bất động sản đã đẩy các ngành liên quan như: thép, gạch, xi măng… vào cảnh chịu sức ép tồn kho lớn, phải thu hẹp sản xuất, đối mặt với thua lỗ thậm chí là ngừng hoạt động. Gạch ốp lát khai thác chỉ đạt 70% công suất, sức mua giảm, tồn 1,2 - 1,3 triệu m2. Sứ vệ sinh tồn hơn một triệu sản phẩm. Tổng lượng tồn kho ngành gạch lên đến hơn 3.000 tỷ đồng, Trong khi đó, Hiệp hội tấm lợp thừa 30% sản lượng.
 
Giải pháp: nói hay, làm có dễ?
 
Để ngành vật liệu xây dựng vượt qua cơn bão khủng hoảng, ông Phạm Công Danh cho rằng cần hình thành chuỗi liên kết 4 nhà để khai thông hàng hóa. Chuỗi liên kết đó là Nhà sản xuất/phân phối cung cấp hàng hóa đến người mua (Nhà thầu/Nhà đầu tư) thông qua Nhà tổ chức cung ứng vật liệu xây dựng, có sự tham gia bảo lãnh thanh toán của Ngân hàng và bảo lãnh thực hiện hợp đồng nếu có.
 
Theo ông Danh, việc hình thành chuỗi liên kết này sẽ góp phần hỗ trợ tích cực cho các nhà sản xuất trong nước, rút ngắn khoảng cách giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng; giải quyết hàng vật liệu xây dựng tồn kho; thúc đẩy sản xuất, lưu thông hàng hóa, giải quyết hàng chục ngàn công ăn việc làm cho người lao động, cho hàng loạt doanh nghiệp sản xuất, phân phối vật liệu xây dựng; kích thích thị trường bất động sản đang đóng băng chưa tìm ra lối thoát hiện nay; nguồn tiền của nhà nước phục vụ đúng đối tượng; tạo điều kiện cho nhà thầu được mua vật liệu xây dựng giá rẻ và thời gia thi công nhanh…
 
Còn TS. Trần Văn Huynh cho biết: “Hiện nay và trong các năm tiếp theo đến năm 2015 - 2016, năng lực sản xuất vật liệu xây dựng còn vượt nhu cầu sử dụng trong nước từ 20 - 30%, do đó cần phải đẩy mạnh xuất khẩu: xi măng từ 10 - 15 triệu tấn, gạch ốt lát ceramic, granit 120 - 130 triệu m2, sứ vệ sinh 3 - 4 triệu sản phẩm, kính xây dựng 40 - 50 triệu m2, đá ốp lát 5 - 6 triệu m2… đưa kim ngạch xuất khẩu lên 1,5 - 2 tỷ USD tạo điều kiện để khai thác hết năng lực sản xuất, phát triển bền vững".
 
Về lý thuyết, đây là những giải pháp hợp lý giúp ngành vật liệu xây dựng vượt bão. Tuy nhiên, thực tế liệu các ngân hàng có thể tham gia bảo lãnh thanh toán đối với ngành này hay không, khi mà thời gian qua đã không ít ngân hàng cũng như cá trên thớt vì bảo lãnh thanh toán cho các hợp đồng vật liệu xây dựng.
 
Thêm nữa, việc ngành thép đang "khủng hoảng" thừa nhưng vẫn phải nhập tới 5 triệu tấn từ nước ngoài trong năm qua cũng phần nào cho thấy hoặc giá cả, hoặc chất lượng thép trong nước chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu nội địa. Con số 2 triệu tấn thép xuất khẩu còn quá nhỏ bé so với năng lực sản xuất của ngành này. Liệu các sản phẩm xi măng, gạch, đá, sứ, kính... có đủ sức tạo nên sự khác biệt?
Nguồn tin:Dantri

ĐỌC THÊM