Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Làm "sạch" báo cáo tài chính, Thép Pomina kỳ vọng phục hồi thị trường thép 2021

 Sau khi công bố có lãi trở lại sau 6 quý lỗ liên tiếp, Thép Pomina dự tính xóa 450 tỷ đồng lỗ lũy kế bằng nguồn vốn dự phòng. Liệu đây có phải là động thái chuẩn bị cho những kỳ vọng mới?

CTCP Thép Pomina (POM) vừa cho biết sẽ giải quyết khoản lỗ lũy kế sau 6 quý liên tiếp bằng cách chuyển 450 tỷ đồng từ quỹ đầu tư phát triển vào khoản lợi nhuận sau thuế. Tính đến cuối quý II/2020, quỹ này của POM còn hơn 700 tỷ đồng, trong khi lỗ lũy kế khoảng 450 tỷ đồng.

Nếu được Ủy ban Chứng khoán thông qua, POM sẽ xóa được lỗ lũy kế và có thể báo lãi ngay trong năm 2020, sau thời gian dài ngập trong thua lỗ.

Theo ông Hoàng Thạch Lân – Trưởng phòng Phân tích Khối Khách hàng cá nhân CTCK Rồng Việt (VDSC) đánh giá, việc này hiếm xảy ra trên thị trường chứng khoán nhưng cũng có thể làm được. Trước đây từng có tiền lệ thực hiện thành công là trường hợp của Tập đoàn Yeah1 (YEG).

Đầu tháng 4/2020, YEG xin ý kiến cổ đông dùng nguồn vốn thặng dư cổ phần để xóa hơn 300 tỷ đồng lỗ lũy kế và phát hành cổ phiếu mới để tăng vốn. Đến cuối tháng 6/2020, YEG đã thực hiện thành công nhưng vẫn còn lỗ gần 1 tỷ đồng.

Theo ông Lân, về mặt tài chính, việc này không làm thay đổi quy mô vốn hóa hay lượng tiền mặt doanh nghiệp đang có. Bản chất chỉ là thay đổi về các con số trên báo cáo tài chính, nhưng doanh nghiệp muốn làm được phải có đủ nguồn vốn dự phòng hoặc lợi nhuận giữ lại.


Nếu được Ủy ban Chứng khoán thông qua, POM sẽ xóa được lỗ lũy kế và có thể báo lãi ngay trong năm 2020.

Theo đó, sau khi xóa lỗ, doanh nghiệp gần như sẽ được “lột xác” nhờ tình hình tài chính lành mạnh. Ngoài ra, khi bắt đầu có lãi trở lại, doanh nghiệp cũng được phép chia cổ tức, giúp cổ phiếu có sức thu hút hơn trong mắt nhà đầu tư và cổ đông. Thực tế cho thấy, sau khi công bố động thái mới, cổ phiếu YEG đã tăng giá từ dưới 50.000 đồng/cổ phiếu lên hơn 60.000 đồng/cổ phiếu trong giai đoạn đầu tháng 4/2020.

Giá cổ phiếu POM cũng có những thay đổi ấn tượng trong thời gian gần đây. Trong 10 tháng đầu năm 2020, cổ phiếu POM quanh quẩn ở mốc 5.000 đồng/cổ phiếu. Nhưng đến đầu tháng 11/2020, khi POM công bố con số lợi nhuận 16 tỷ đồng trong quý III/2020 và đưa vào vận hành hệ thống luyện thép kết hợp giữa lò cao và lò điện, cổ phiếu này bắt đầu bứt tốc. Trong tháng 11/2020, POM đã tăng gần 3 lần lên mức 15.000 đồng/cổ phiếu. Hiện nay đang có giá hơn 12.000 đồng/cổ phiếu, tuy nhiên vẫn cao hơn nhiều so với mức trên 5.000 đồng/cổ phiếu hồi đầu tháng 11/2020.

Có vẻ động thái xóa lỗ của POM nhằm kỳ vọng vào sự hồi phục của thị trường thép sắp tới. Báo cáo về ngành thép gần đây của VDSC đánh giá, thị trường có tín hiệu khả quan, khi sản lượng tăng đáng kể so với năm ngoái. Ngoại trừ thép cuộn cán nguội, tất cả các mảng khác ghi nhận mức tăng trưởng cao, là tín hiệu cho sự phục hồi của cả thị trường nội địa và quốc tế. Cùng với đó, việc đẩy mạnh giải ngân đầu tư công của Chính phủ và tham gia các hiệp định thương mại tự do mới của Việt Nam, sẽ giúp các nhà máy thép trong nước được hưởng lợi.

Nguồn tin: Doanh nhân

ĐỌC THÊM