Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Làn sóng tăng giá quặng sắp diễn ra?

 Trong quí 3 có thể các nhà máy có thể phải ký với giá quặng tăng mới

Ngày 5 tháng 7 vừa qua, Virbhadra Singh-Quan chức cao cấp trong ngành thép Ấn Độ vừa đề nghị Bộ Tài Chính nước này tiến hành xiết chặt ngành xuất khẩu quặng hoặc nâng mức thuế xuất khẩu lên mức 20%. Ông cho rằng động thái này sẽ tăng cường đảm bảo an ninh tài nguyên cho Ấn Độ

Cho đến năm 2012 sản lượng khai thác quặng của Ấn Độ dự định sẽ được nâng từ mức 72 triệu tấn trong năm nay lên 124 triệu tấn trong . Hiện nay, thuế xuất khẩu quặng bột sắt là 5%.

Nếu Ấn Độ cho áp dụng chính sách trên, Trung Quốc vô cùng lo lắng về nguồn nguyên liệu cho ngành thép nước này. Bởi vì, Trung Quốc là nước mua quặng Ấn Độ nhiều nhất. Khi Ấn Độ thay đổi chính sách xuất nhập khẩu quặng này thì việc tác động sẽ lan rộng trong nội địa Ấn Độ và các nhà máy Trung Quốc cũng phải điều chỉnh chiến lược phát triển cho phù hợp với tình hình mới.

Nếu Ấn Độ tăng thuế xuất khẩu quặng từ 5% lên 20%, thì các nhà máy Trung Quốc sẽ phải chịu áp lực giá là hơn 15%. Trước tình hình tiêu thụ, giá cả hiện nay, các nhà máy TQ sẽ đứng trước nguy cơ  lỗ vốn. Khi hình thức giao ngay(quí 3 đã tới ) được áp dụng thì các nhà máy lớn chắc chắn lợi thế hơn do nhập với số lượng lớn và nguồn vốn mạnh và đối với các nhà máy nhỏ thì nguy cơ bị không mua được quặng khi giá quặng biến động là rất lớn.

Hiện nay,theo thỏa thuận ban đầu giá quặng giao quý 3 sẽ không thay đổi so với quý 2 (cao hơn giá giao ngay hiện tại khoảng 15-30 USD/tấn). Chủ tịch hội đồng quản trị Baosteel khẳng định rằng:Chúng tôi sẽ không chấp nhận hình thức giao ngay vì thế các nhà máy qui mô nhỏ chỉ biết hy vọng và chờ đợi sự đàm phán của các công ty lớn.

Như vậy, hiện nay các nước có nguồn tài nguyên quặng đều ý thức việc bảo vệ nguồn tài nguyên của mình.Các biện pháp xiết chặt hoặc tăng thuế xuất khẩu đều nhằm vào việc bảo vệ tài nguyên hoặc thu về một lượng ngoại tệ để có thể phát triển kinh tế.Vì vậy, có thể các nước có nguồn quặng( khoảng 4 nước lớn) có thể cùng áp dụng chính sách tương tự Ấn Độ.Nên sắp tới làn sóng tăng giá quặng sắt, tăng giá thành phôi thép có thể diễn ra.

Nguồn Steelvn.net

 

ĐỌC THÊM