Các doanh nghiệp đang lãi mà cố gắng tạo sự độc quyền để ép người tiêu dùng thì đúng là không được phép nhưng đây là đang đua nhau giảm giá .
Cũng chỉ là bàn thảo với nhau, đừng phá giá nhau cố gắng giữ gắng gượng để giúp doanh nghiệp không bị đóng cửa, vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay để thu hồi lại vốn tiếp tục sản xuất.
Nhưng giá phôi quốc tế đến hôm nay chỉ còn 500 USD/1 tấn, thậm chí tại thị trường Mỹ có 290 USD/1 tấn vậy giá trong nước phải hạ theo quốc tế là đúng theo cơ chế thị trường chứ thưa ông?
Có lúc chúng tôi bán 20 triệu đồng /1 tấn thép thì bây giờ chỉ 10 triệu rưỡi . Như hôm nay giá xuất xưởng là 18,5 triệu đồng thì giá bán là 10 triệu 500 ngàn đồng /1 tấn, bằng già nửa giá xuất xưởng, lỗ nhiều quá doanh nghiệp không chịu nổi.
Tiêu thụ thép từ đầu năm đến tháng 7 rất cao, giá cao gấp đôi bây giờ. Nhưng bây giờ là tháng thứ 5 tiêu thụ thép của cả nước chỉ còn 1 phần 3 so với trung bình hàng tháng của các tháng đầu năm.
Cục quản lý Cạnh tranh đã yêu cầu Hiệp hội giải trình, vậy Hiệp hội đã giải trình chưa thưa ông?
Chúng tôi đã có văn bản báo cáo Cục quản lý cạnh tranh lý do dẫn đến cuộc họp và giải pháp các doanh nghiệp thép đang làm.
Biện pháp giảm lỗ cũng chỉ đựợc áp dụng mang tính chất kêu gọi cùng hiệp lực để chống lỗ, chứ còn khó khăn của từng doanh nghiệp trước áp lực phải trả lãi ngân hàng thì dù có muốn giữ giá nhưng không có tiền bị siết nợ thì giá thép thấp vẫn phải bán.
Ví dụ như hôm 7-10 muốn giữ giá 13- 14 triệu nhưng bây giờ phải bán 10,5 triệu đồng / 1 tấn rồi. Những việc cần làm vẫn phải theo quy luật thị trường thôi chúng tôi không thể cưỡng lại được.
Xin cảm ơn ông!