Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Liệu pháp hạn chế nhập khẩu thép chứa CROM từ Trung Quốc

Bộ Tài chính vừa đưa ra dự thảo lấy ý kiến các đơn vị liên quan về việc bổ sung mặt hàng thép hợp kim có chứa nguyên tố Crom vào danh mục hàng hóa chịu thuế suất thuế nhập khẩu 10% nhằm hạn chế nhập khẩu nhóm hàng này.

Ào ào thép hợp kim

Động thái trên của Bộ Tài chính xuất phát từ việc một khối lượng lớn phôi thép được biết tới dưới tên gọi phôi thép hợp kim có xuất xứ từ Trung Quốc với giá rẻ ào ào đổ vào thị trường Việt Nam, khiến ngành thép trong nước phải lên tiếng kêu cứu vào ngày 13/10.

Tại cuộc gặp mặt các nhà đầu tư mới đây, ông Trần Đình Long – Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát (HPG) cho hay, vấn nạn thép nhập khẩu giá rẻ đang gây rất nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp thép Việt Nam. “Trung Quốc không chỉ phá giá đồng Nhân dân tệ mà còn đang dư thừa gần như toàn bộ công suất ngành thép. Một vài nhà máy đã đến điểm lỗ nên phải tìm cách xuất khẩu sản phẩm. Điều này đã khiến thép Trung Quốc tràn sang Việt Nam, gây áp lực lớn với toàn bộ ngành thép trong nước” – ông Long nói.

Trong đơn kêu cứu gửi tới các cơ quan hữu trách, Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cũng cho rằng, có sự gian lận, khai sai mã nhập khẩu để hưởng chênh lệch thuế suất. Theo VSA, tính tới 15/9/2015, lượng phôi thép nhập khẩu vào Việt Nam là 1,135 triệu tấn với trị giá trên 421 triệu USD, tăng 290% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, lượng phôi thép từ Trung Quốc chiếm 70% tổng lượng phôi nói trên.

Điểm đáng lưu ý là việc một số doanh nghiệp nhập khẩu phôi thép Trung Quốc với tên gọi là phôi thép hợp kim chứa nguyên tố Crom với mã HS 7224.90.00 để được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu 0%. Chỉ trong tháng 9/2015, lượng phôi thép này đã là 62.017 tấn, trị giá 20 triệu USD. Đáng nói là các phôi thép hợp kim chứa Crom này sau khi nhập khẩu lại được dùng để sản xuất thép xây dựng, thay vì chế tạo thép hợp kim. Chênh lệch thuế suất thuế nhập khẩu hiện hành giữa phôi vuông nhập về để cán thép xây dựng (9%) và phôi thép hợp kim (0%) đã khiến ngân sách nhà nước thất thu khoảng 1,89 triệu USD tiền thuế trong hai tháng 8 và 9.

Theo VSA, ngoài chính sách thuế xuất khẩu và hoàn thuế xuất khẩu rất hấp dẫn, Trung Quốc cũng dùng một số tiểu xảo để xuất khẩu thép. Đó là việc đưa một lượng nhỏ nguyên tố Bo vào thép thường để lợi dụng chính sách thuế nhập khẩu ưu đãi đối với thép hợp kim mà nhiều nước hiện đang áp dụng. Thép chứa Bo nhập khẩu từ Trung Quốc cũng đã từng gây lao đao cho ngành thép Việt Nam trong giai đoạn 2013 – 2014.

Thống kê của VSA cho hay, năm 2014 đã có trên 5 triệu tấn thép hợp kim được nhập vào Việt Nam, trong đó phần lớn là thép chứa Bo từ Trung Quốc. Sang năm 2015, các doanh nghiệp Trung Quốc đã thay thế nguyên tố Bo bằng nguyên tố Crom để tiếp tục được hưởng cơ chế hoàn thuế xuất khẩu khi xuất khẩu mặt hàng này ra nước ngoài. Theo tính toán của VSA, công suất sản xuất phôi thép trong nước hiện đạt gần 11 triệu tấn/năm, nhưng các doanh nghiệp mới chỉ phát huy được khoảng 60% công suất này. “Lượng phôi thép giá thấp nhập khẩu từ Trung Quốc về đã và đang đe dọa các nhà máy luyện thép trong nước. Nhiều nơi đã phải cắt giảm sản xuất, bán dưới giá thành để có thể cạnh tranh và duy trì sản xuất, gây thua lỗ nặng. Nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài thì các doanh nghiệp sản xuất phôi lẫn doanh nghiệp cán thép khó có thể đứng vững trong tương lai”, ông Hồ Nghĩa Dũng, Chủ tịch VSA nhận xét.

Chia sẻ quan điểm này, ông Trần Đình Long cho hay, nếu Chính phủ và các bộ ngành không nhanh chóng có giải pháp sẽ ảnh hưởng đến toàn ngành thép, kể cả khâu thượng nguồn (khai thác và chế biến quặng), dẫn tới việc hàng trăm nghìn người lao động mất việc.

Trung Quốc hiện đang sản xuất 50% sản lượng thép thô toàn cầu và có tới 10 tập đoàn trong danh sách 20 doanh nghiệp thép lớn nhất thế giới

Lối ra nào?

Chắc chắn giải pháp nâng thuế suất thuế nhập khẩu thép hợp kim có chứa Crom lên 10% sẽ được áp dụng như đang triển khai với thép hợp kim chứa Bo. Tuy nhiên, về tổng thế, đó không phải là giải pháp tối ưu. Chính Bộ Tài chính cũng cho rằng, đây chỉ là một biện pháp nhằm góp phần hạn chế việc nhập khẩu mặt hàng phôi thép hợp kim có chứa Bo, Crom về làm thép xây dựng. Thực tế, các doanh nghiệp vẫn có thể sẽ tiếp tục nhập khẩu các mặt hàng trên với C/O form E để được hưởng mức thuế suất ưu đãi đặc biệt 0% theo Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Trung Quốc (ACFTA).

Ngay lãnh đạo một doanh nghiệp lớn của ngành thép cũng chia sẻ, kể cả thuế nhập khẩu được nâng lên 10% thì thép Trung Quốc vẫn có lợi thế về giá. Lý do là Trung Quốc hiện đang sản xuất 50% sản lượng thép thô toàn cầu (năng lực trên 1 tỷ tấn/năm). Quốc gia này cũng có tới 10 tập đoàn trong danh sách 20 doanh nghiệp thép lớn nhất thế giới. Ngoài ra, nhiều nhà máy thép của họ được xây dựng gần đây đều đã đạt được trình độ công nghệ tiên tiến của thế giới, phần lớn đã khấu hao xong hoặc gần xong. Nghiên cứu của VSA mới đây cũng chỉ ra rằng, nếu những nước xuất khẩu khác như Nhật Bản, Hàn Quốc xuất khẩu những sản phẩm cuối cùng không trùng với các sản phẩm đang sản xuất tại khu vực ASEAN thì Trung Quốc lại xuất khẩu những sản phẩm thương mại thông thường, gián tiếp cạnh tranh với những sản phẩm đang được sản xuất tại ASEAN.

Cũng bởi phải cạnh tranh với thép nhập khẩu từ Trung Quốc mà mức độ huy động công suất của các nhà máy sản xuất thép tại ASEAN đều dưới 50% trong những năm gần đây. Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật này. “Tỷ lệ sử dụng thiết bị chung của cả ngành thép hiện chỉ đạt 50 – 60%. Điều này làm cho chi phí sản xuất cũng như chi phí khấu hao tăng nhanh”, ông Nguyễn Văn Sưa, Phó chủ tịch VSA nhận xét. Bên cạnh đó, cũng có một thực tế là nhiều doanh nghiệp thép trong nước có quy mô vừa và nhỏ. Chỉ có 4 doanh nghiệp có công suất trên 1 triệu tấn/năm. Điều này dẫn tới việc khả năng cạnh tranh không cao. Theo kiến nghị của VSA, thời gian tới cơ quan hữu trách sẽ không cấp phép cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vào ngành thép, trừ lĩnh vực thép chế tạo và thép hợp kim.

Ngoài ra, VSA cũng đề nghị thu hồi giấy phép và loại khỏi Quy hoạch Phát triển ngành thép 11 dự án của giai đoạn đến năm 2015 hiện chưa triển khai. Ngoài ra, 16 dự án khác được ghi vào kế hoạch thực hiện từ 2016-2025 cũng được VSA đề xuất rà soát kỹ lưỡng và đưa ra khỏi quy hoạch nếu không đáp ứng yêu cầu của quy hoạch và Thông tư 03/2014/TT-

Nguồn tin: Diễn đàn doanh nghiệp

ĐỌC THÊM