Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Liệu Trung Quốc có vượt Mỹ để giành ngôi vị số 1 thế giới?

Tới năm 2050, GDP của Trung Quốc sẽ đóng góp 40% vào GDP thế giới, chiếm 40%, trong khi tỷ trọng này của nền kinh tế Mỹ trong kinh tế thế giới sẽ giảm xuống con số không đáng kể là 14%.
Nhiều dự báo Trung Quốc rồi cũng sẽ soán ngôi vị số 1 thế giới từ Mỹ

Trung Quốc vượt qua Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới sau Mỹ. Nhiều dự báo Trung Quốc rồi cũng sẽ soán ngôi vị số 1 thế giới từ Mỹ. Chứng khoán Nomura dự báo GDP của Trung Quốc sau 10 năm không xa sẽ vượt qua Mỹ. Nhà kinh tế học Robert Fogel dự báo: Tới năm 2050, GDP của Trung Quốc sẽ đóng ghóp 40% vào GDP thế giới, chiếm 40%, trong khi tỷ trọng này của nền kinh tế Mỹ trong kinh tế thế giới sẽ giảm xuống con số không đáng kể là 14%.

Mỹ thực sự cần phải lo lắng về khả năng mất ngôi vị của mình, tuy nhiên có người cho rằng, Trung Quốc sẽ trở thành khuôn mẫu của bá chủ thế giới - giống như nỗi sợ hãi của quyền bá chủ Nhật Bản 20 năm trước đây- trên thực tế có khả năng sẽ được bành trướng nghiêm trọng. Thông thường, sự phát triển vũ bão của nền kinh tế của một quốc gia sẽ không thể duy trì lâu dài, nhưng nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao sẽ là xuất phát điểm của nhiều dự báo. Cuối cùng, khi giá thành tăng, áp lực trong nước càng ngày càng tăng, với những hạn chế vốn có sẽ hạn chế tăng trưởng kinh tế, thậm chí còn dẫn đến nền kinh tế ngày càng xấu đi. Tuy nhiên, Mỹ vẫn có nhiều cơ hội tương đối lớn để bảo vệ vị trí nền kinh tế kiệt xuất của thế giới không chỉ trong 10 hay 20 năm nữa mà còn có thể duy trì đến giữa thế kỉ này.  

Tuy nhiên, những dự đoán trên có thể "lung lay" nếu nhìn vào thực trạng 5 vấn đề lớn mà Trung Quốc đang phải đối mặt: 

Thứ nhất, nếu nói nước là "dầu mới" thì Trung Quốc sẽ vấp phải tình trạng thiếu nước trong tương lai. Trong cuốn sách "Nước: trận chiến hùng tráng của sự giàu có, quyền lực và nền văn minh", tác giả Steve Solomon chỉ ra rằng lượng nước ngọt dự trữ bình quân của Trung Quốc gần bằng 1/5 nước Mỹ, trong đó, có nhiều nguồn nước còn đang trong tình trạng ô nhiễm. Quan trọng hơn cả là hiệu quả và lợi ích sử dụng nước của Mỹ không ngừng được nâng cao. Trong khi đó, Trung Quốc khó có thể tạo điều kiện thuận lợi cung cấp cho nhu cầu nguồn nước cho ngành công nông nghiệp Trung Quốc và nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân phổ thông đang ngày càng tăng.
Lượng nước ngọt dự trữ bình quân của Trung Quốc chỉ gần bằng 1/5 nước Mỹ, trong đó, có nhiều nguồn nước còn đang trong tình trạng ô nhiễm.
 
Thứ 2, nhu cầu năng lượng của Trung Quốc ngày càng tăng mạnh, nhưng trong nước lại không đủ tài nguyên. 
 
Kể từ năm 1995, Trung Quốc phụ thuộc ngày càng nhiều vào dầu mỏ nước ngoài, tăng lên gần 60%. Hơn nữa, một nước xuất khẩu than trong một thời gian dài dần trở thành nhà nhập khẩu nhiên liệu lỗi thời. Trong khi đó, Hoa Kỳ đang sở hữu nguồn tài nguyên nhiên liệu khoáng sản cơ bản vẫn chưa được khai thác, bao gồm: than, khí tự nhiên, dầu. Nếu tính cả Canada thì nguồn năng lượng của Bắc Mỹ đứng thứ 2 trên thế giới, chỉ đứng sau Trung Đông.

Thứ ba, thực phẩm là vấn đề bức thiết Trung Quốc cần giải quyết

Thiếu nước, nước bị ô nhiễm; giá thành nhiên liệu cao trong tương lai sẽ hạn chế sản xuất thực phẩm của Trung Quốc. Theo một số tính toán, một phần ba đất nông nghiệp ở Trung Quốc sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề do mưa axit gây ra. Một số chuyên gia khí tượng dự đoán rằng vụ lúa quan trọng của Trung Quốc có thể sẽ rơi vào tình trạng giảm sản lượng trong thời gian dài.  

Do ảnh hưởng của trận lũ lụt kinh hoàng vừa qua, hiện nay Trung Quốc đang tìm kiếm sự giúp đỡ của Hoa Kỳ và Canada để đáp ứng đủ nhu cầu thực phẩm thiết yếu. Tình trạng thiếu thực phẩm có khả năng tiếp tục xấu đi. Trên nhiều sản phẩm nông nghiệp, Hoa Kỳ vẫn là nhà cung cấp đáng tin cậy nhất trên thế giới. 

Thứ 4, trong 10 năm tới, dân số Trung Quốc nhanh chóng lão hóa và lực lượng lao động thu hẹp lại, hoặc sẽ làm chậm đáng kể tốc độ tăng trưởng kinh tế. Đến năm 2050, chỉ một phần tư dân số Mỹ trên 60 tuổi, trong khi tỷ lệ dân số Trung Quốc ở độ tuổi này sẽ đạt 31%. Tại Trung Quốc, số người cao tuổi sẽ vượt mức 400 triệu người, chế độ an sinh xã hội hầu như bằng không, số con cái phụng dưỡng người già không nhiều.  

Thứ 5, các chế độ độc tài đôi khi sẽ phát triển nhanh chóng trong giai đoạn khởi đầu nhưng tăng trưởng giai đoạn sau thông thường sẽ không sánh bằng với một xã hội mở cửa. Nền kinh tế của một nước chuyên chế sẽ gặp phải những vấn đề tế nhị hơn. Một cuộc điều tra cho thấy so với những doanh nghiệp Ấn Độ có nhiều cơ hội tự lập thì các doanh nghiệp Trung Quốc lại có tính phụ thuộc ngày càng lớn. Quyền lực nhà nước Trung Quốc quá ngạo mạn có thể sẽ thúc đẩy một số doanh nghiệp nước ngoài, thậm chí bao gồm một số các quốc gia đang phát triển tìm kiếm, dễ dàng kết hợp với các đối tác đầu tư thương mại. Do vậy, khả năng Trung Quốc giành được quyền thống trị thế giới là rất nhỏ. Một yếu tố thường bị bỏ qua chính là hiện tượng bất bình đẳng trong chính trị của quốc gia này ngày càng tăng. 10 năm tới, Trung Quốc là nước có khả năng đối diện với nguy cơ suy thoái nhiều hơn so với quốc gia có nền kinh tế đang gặp khó khăn như Mỹ.

Nguồn: DDDN

ĐỌC THÊM