Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Mất cơ hội giảm giá hàng hóa

Doanh nghiệp sản xuất kêu trời vì giá điện vừa tăng thì nay thêm giá xăng dầu bất ngờ tăng trở lại


Giá điện, xăng dầu tăng đang gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp ngành thép. Ảnh: Hoàng Long
Ngày 20-7, các DN đầu mối nhập khẩu xăng dầu đã đồng loạt tăng giá bán lẻ thêm 300 - 400 đồng/lít. Nhiều ý kiến cho rằng việc giá xăng dầu trong nước tăng theo giá thế giới cũng là bình thường nhưng trong thời điểm khó khăn hiện nay, việc tăng giá xăng dầu ngay sau khi tăng giá điện lại thêm gánh nặng cho doanh nghiệp (DN).
Khó khăn chồng chất
Nhiều DN cho biết đang rất lo lắng trước việc giá điện tăng, nay lại đến giá xăng dầu. Ông Phan Hoàng Chi, Giám đốc Công ty Vận tải Tâm An (TPHCM), cho biết hợp đồng vận tải hàng hóa từ đầu năm đến nay đã giảm hơn 50% so với cùng kỳ năm ngoái. Nếu vì chi phí đầu vào tăng mà DN vận tải tăng thêm giá cước thì chẳng khác nào tự giết mình. Các DN taxi cũng cho biết chưa có kế hoạch điều chỉnh tăng giá cước vì hiện nay lượng khách đang giảm mạnh.
Ông Đỗ Duy Thái, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Thép Việt, nói: Giá điện tăng như vừa qua đã gây quá nhiều khó khăn cho DN. Thép Việt đã lên kế hoạch điều chỉnh tăng giá thép theo giá điện nhưng chưa dám áp dụng vì sức tiêu thụ sắt, thép hiện quá yếu. Nếu tăng giá sẽ càng khó bán hàng, từ đó dẫn đến lượng thép tồn kho tăng cao hơn. Nay giá xăng dầu tăng càng gây áp lực lớn đối với DN. Ông Đặng Chí Hùng, Giám đốc kinh doanh Công ty CP Nhôm - Nhựa Kim Hằng, cũng thừa nhận dù chi phí đầu vào tăng cao nhưng DN không dám điều chỉnh tăng giá hàng hóa trong thời điểm này, thậm chí trong cả năm nay. Ông Đỗ Hà Nam, Tổng Giám đốc Công ty CP Tập đoàn Intimex, lo lắng: Chi phí vận chuyển hàng hóa bằng xe tải của đơn vị mỗi năm “ngốn” gần 20 tỉ đồng. Nay giá xăng dầu tăng và sắp tới có khả năng sẽ còn tăng theo giá thế giới, chắc chắn chi phí này sẽ càng lớn hơn… 
Theo các DN, khi giá nguyên liệu biến động, DN ít nhiều còn dự báo được để có kế hoạch dự trữ phù hợp nhằm giảm giá thành sản xuất. Tuy nhiên, việc biến động của giá xăng sẽ tác động dây chuyền đến hàng loạt chi phí khác khiến DN rất dễ bị động. Ông Văn Đức Mười, Tổng Giám đốc Công ty Vissan, bức xúc: Xăng dầu tăng giá trong thời điểm này chẳng khác nào bồi thêm khó khăn cho sản xuất vì trước tình hình sức mua đang giảm sâu như hiện nay nếu DN cứ tăng giá hàng hóa thì chỉ có chết. “Khi muốn điều chỉnh giá thịt heo, đơn vị phải thông báo trước với khách hàng cả tuần lễ, cũng như đăng ký giá với cơ quan chức năng. Còn nay, DN xăng dầu muốn tăng là tăng, không thông báo trước là không thể chấp nhận được” - ông Văn Đức Mười nói.
Doanh nghiệp tìm cách ứng phó
Nhiều DN cho rằng sau 5 đợt giảm giá xăng dầu vừa qua, tuy mức giảm chưa nhiều nhưng đã phần nào giúp các DN có cơ hội tính toán lại giá thành sản xuất để giảm giá bán trên thị trường, kích thích tiêu dùng đã giảm sâu trong nhiều tháng qua. Tuy nhiên, với việc giá điện tăng mới đây và lần này là giá xăng dầu tăng trở lại, đã làm cho DN mất cơ hội giảm giá như dự tính.
Ông Nguyễn Đặng Hiến, Tổng Giám đốc Công ty Tân Quang Minh (TPHCM), cho biết: Mặt hàng thức uống của công ty vốn cồng kềnh nên chi phí vận chuyển chiếm tỉ lệ cao. Việc giá xăng dầu giảm liên tục vừa qua DN rất mừng và dự định sẽ giảm giá tương ứng để kích thích tiêu dùng. Thế nhưng, việc DN xăng dầu được tự định giá bán lẻ như hiện nay buộc DN phải tính toán lại cũng như có biện pháp đối phó với giá xăng dầu sắp tới. Cụ thể, DN đang phải tính đến việc tăng đầu tư cho đội xe riêng của mình, tránh lệ thuộc vào dịch vụ vận tải vốn thường đẩy giá cước lên cao khi giá xăng dầu tăng.
Một số DN sản xuất sử dụng nhiều nhiên liệu còn tính đến phương án ký kết hợp đồng mua bán xăng dầu với các đầu mối nhập khẩu theo giá ổn định cho cả tháng, cả quý hoặc cả năm để đối phó với nguy cơ tăng giá xăng dầu trong thời gian tới.

 

Khó linh hoạt khi còn độc quyền
Theo GS-TS Hồ Đức Hùng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế Phát triển, Trường Đại học Kinh tế TPHCM, việc giao quyền quyết định giá bán lẻ xăng dầu cho DN đầu mối là chưa ổn, còn nhiều bất cập. Giá tăng hay giảm vẫn chưa thật sự linh hoạt (trước khi điều chỉnh giá, các DN phải có văn bản kiến nghị lên Bộ Tài chính, Bộ Công Thương). Hơn nữa, trong điều kiện hiện nay, khi chưa làm rõ vấn đề độc quyền trong kinh doanh xăng dầu thì việc giao quyền quyết định giá bán lẻ cho DN lại càng không ổn.

Nguồn tin: NLĐ

ĐỌC THÊM