Chùm tin vắn kinh tế trong và ngoài nước ngày 17/11. Mục tiêu xuất khẩu 1,9 triệu tấn thủy sản vào 2020. Theo Quy hoạch phát triển chế biến thủy sản, năm 2015, giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 6,5 tỷ USD, theo đó, sản lượng thủy sản chế biến xuất khẩu đạt hơn 1,6 triệu tấn; năm 2020, giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt tám tỷ USD, theo đó, sản lượng thủy sản chế biến xuất khẩu đạt 1,9 triệu tấn. Để đạt được những mục tiêu đó, theo bà Trần thị Dung, Giám đốc Trung tâm Tư vấn Quy hoạch Thủy sản, nhà nước cần ưu tiên bố trí nguồn vốn vay ưu đãi cho các doanh nghiệp chế biến để họ đầu tư nâng cấp các nhà máy chế biến thủy sản, xây dựng kho lạnh sản xuất và thương mại. Xuất khẩu gạo vượt mức 6 triệu tấn. Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho biết, xuất khẩu gạo tính đến 12/11/2010 đã vượt năm 2009 cả về giá trị và số lượng. Hai tuần đầu tháng 11/2010, Việt Nam đã xuất khẩu thêm 205.027 tấn gạo, trị giá 95,307 triệu USD. Lũy kế xuất khẩu gạo từ ngày 01/01 đến 12/11/2010 đạt 6,042 triệu tấn, đạt trị giá 2,566 tỷ USD. Giá lúa thường ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) dao động 5.850 – 6.100 đ/kg, lúa dài khoảng 6.100 – 6.350 đ/kg. Lượng cao su xuất sang Trung Quốc đang bị hạn chế. Hiện nay, phía Trung Quốc chỉ mới mở cửa cho một số doanh nghiệp được phép nhập khẩu của Việt Nam mỗi ngày từ 300-400 tấn cao su thiên nhiên. Trong khi đó, nhu cầu thực tế vào khoảng 800 tấn/ngày, thậm chí cao điểm có thể lên 1.200 tấn/ngày. Dự báo lượng cao su giao dịch tới đây sẽ tăng 1,5 lần so với hiện nay do nhu cầu tại thị trường Trung Quốc đang ở mức rất cao. Thông qua quy hoạch lại khu vực Tam giác phát triển đến năm 2020. Việt Nam, Lào và Campuchia đã thông qua Bản Quy hoạch lại khu vực Tam giác phát triển đến năm 2020 do Việt Nam chủ trì xây dựng. ợp tác Tam giác phát triển CLV được đưa ra tại cuộc gặp giữa Thủ tướng 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia tháng 10/1999, nhằm tăng cường hợp tác phát triển kinh tế - xã hội, an ninh của khu vực biên giới giữa 3 nước. Vào mùa xuất khẩu thuỷ sản, doanh nghiệp hết hàng. Từ đầu quý tư đến nay, theo hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP), các nhà máy chế biến thuỷ sản chỉ chạy tối đa 40 – 50% công suất do thiếu nguyên liệu trầm trọng. Ngày 16.11, giá cá tra nguyên liệu loại một tại ao tăng lên 21.000 – 21.500 đồng/kg, trong khi cách đây hơn một tháng là 16.000 đồng/kg. Trong khi đó, giá tôm ở một số vùng nuôi như Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng… loại 20 con/kg giá 210.000 đồng/kg, loại 30 con/kg giá 170.000 đồng/kg, loại 40 con/kg giá 120.000 đồng/kg, tăng 15 – 20% so với cách nay hơn tháng. Nhật sẽ mua nhà máy ống thép xoắn tại Việt Nam. Liên doanh gồm Tập đoàn thép JFE, Công ty Toyota Tsusho và Công ty ống thép Maruichi của Nhật Bản vừa cho biết họ sẽ mua lại toàn bộ số cổ phần của Nhà máy sản xuất ống thép xoắn Jeong An Vina tại Đồng Nai, Việt Nam, trong tháng 12 tới. hà máy Jeong An Vina có tổng công suất 50.000 tấn/năm, với tổng doanh thu năm 2009 đạt 10,9 triệu USD và thuộc sở hữu của Công ty kinh doanh thép Hàn Quốc Jeong An. Để mua lại nhà máy này, liên doanh Nhật Bản sẽ đầu tư 1,3 tỷ yen với tỷ lệ góp vốn là JFE 35%, Maruichi 35% và Toyota Tsusho 30%. Sau khi hợp đồng hoàn tất, nhà máy này sẽ được đổi tên và được điều hành dưới sự chỉ đạo của một chủ tịch hội đồng quản trị là người của JFE và một phó chủ tịch là người của Toyota Tsusho. WB khuyến nghị Việt Nam thành lập Cục Dầu khí. Việt Nam cần thành lập Cục Dầu khí riêng biệt với tư cách là cơ quan điều tiết khí thượng nguồn để phù hợp với hướng đi của các nước sản xuất dầu khí hàng đầu theo định hướng thị trường. Đây là khuyến nghị quan trọng của các chuyên gia Ngân hàng Thế giới WB trong Báo cáo cuối cùng về Khung phát triển ngành khí Việt Nam vừa được công bố. Hơn 80% làng nghề tiểu thủ công nghiệp thiếu vốn. Hiện nay, có hơn 80% làng nghề thủ công mỹ nghệ tại Việt Nam đang trong tình trạng khó mở rộng công nghệ sản xuất vì thiếu vốn. iệc thiếu vốn khiến cho quy mô các cơ sở sản xuất trở nên manh mún, nhỏ lẻ; mẫu mã đơn điệu, việc liên kết và gây dựng thương hiệu mặt hàng, thương hiệu vùng, thương hiệu quốc gia cũng không dễ. Hàn Quốc-Peru ký tắt Hiệp định tự do thương mại. Hàn Quốc và Peru vừa ký tắt Hiệp định tự do thương mại (FTA) mà hai bên kết thúc đàm phán vào ngày 30/8. Trong cuộc hội đàm mới đây, Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak bày tỏ hy vọng FTA Hàn Quốc-Peru sớm có hiệu lực nhằm tăng cường quan hệ hợp tác kinh tế và thương mại, mang lại lợi ích cho hai nước. Trung Quốc-Mỹ và mong ước tự do thương mại. Các nhà lãnh đạo Thái Bình Dương trong đó bao gồm cả 2 vị lãnh đạo của Mỹ và Trung Quốc đã cam kết gạt bỏ những tranh chấp, mâu thuẫn để cùng nhau biến giấc mơ của họ về một khu vực thương mại tự do rộng lớn thành hiện thực. Nhóm thành viên hợp tác kinh tế châu Á Thái Bình Dương (APEC) tuyên bố sẽ chống lại chủ nghĩa bảo hộ thế giới và giữ vững vai trò của khu vực như là một đòn bẩy thúc đẩy tăng trưởng.
Thúc đẩy xuất khẩu bằng bảo hiểm tín dụng. Điều tra sơ bộ của Bộ Công thương cho thấy, có tới 95% DN xuất khẩu có nhu cầu bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, nhưng hầu như chưa có ngân hàng, DN bảo hiểm nào thực hiện nghiệp vụ này. Do đó, việc Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định 2011/QĐ-TTg về thí điểm bảo hiểm tín dụng xuất khẩu từ năm 2011 đến năm 2013 được nhiều DN phấn khởi chào đón.
Nguồn: ATPvietnam